Theo như vào hôm 01/08, cô gái nhỏ bé (sinh năm 2003) người Hmong tị nạn từ Đông Dương, lại đoạt thêm huy chương đồng tại Tokyo. Mà nữ vận động viên thể dục dụng cụ người Mỹ Sunisa Lee, c̣n được gọi là Suni Lee, đoạt huy chương vàng bộ môn toàn năng, đem về cho Hoa Kỳ tấm huy chương vàng, và như vậy nước Mỹ đoạt huy chương vàng năm lần Olympic liên tiếp đối với bộ môn này.
Sunisa Lee của Hoa Kỳ trong lễ trao huy chương trong trận chung kết toàn năng nữ thể dục nghệ thuật tạ Thế vận hội Olympic Tokyo 2020
Suni là người Mỹ gốc Á châu đầu tiên đoạt huy chương này, là người Mỹ gốc Hmong đầu tiên bước ra đấu trường Olympic. Suni xuất thân từ một gia đ́nh nghèo ở Mỹ, thuộc một cộng đồng thiểu số rất ít được nói đến tại Mỹ.
Theo báo chí Mỹ, gia đ́nh của Suni không có tiền để mua chiếc cầu thăng bằng (balance beam) dùng cho môn thể dục dụng cụ, cha cô đóng chiếc cầu ấy ngay trong sân nhà. Chi phí đi lại, tập luyện của vận động viên thiếu niên Suni Lee trong nhiều năm trời là do bà con cộng đồng Hmong tại Minnesota đóng góp.
Đến Hoa Kỳ từ sau cuộc chiến Việt Nam
Nếu những làn sóng người Việt đến Hoa Kỳ là từ miền Nam Việt Nam sau năm 1975 khi những lực lượng cộng sản tiến vào Sài G̣n, th́ hầu như cùng thời điểm đó người Hmong bỏ chạy khỏi nước Lào khi lực lượng Pathet Lào làm chủ Vientiane.
Sunisa Lee đem lại vinh quang cho người Hmong tị nạn..
Tấm huy chương vàng của Suni vô t́nh làm cho công chúng Mỹ đọc lại cái gọi là cuộc chiến bí mật của cơ quan t́nh báo trung ương Hoa Kỳ (CIA), thực hiện ở Lào, từ năm 1962 đến 1973, trong cuộc chiến Việt Nam. Xin nhắc khái niệm ‘Vietnam War’ là để chỉ tất cả các vùng chiến sự ở Việt Nam, Lào, Campuchia, chứ không phải chỉ nói về chiến tranh xảy ra với người Việt. Trong cuộc chiến này người Hmong tham gia các đơn vị biệt kích do Hoa Kỳ tổ chức để chiến đấu chống lực lượng cộng sản tại Lào, và nhất là để chận sự xâm nhập của các sư đoàn miền Bắc Việt Nam trên con đường ṃn Hồ Chí Minh.
Theo trang web của Hiệp hội lịch sử bang Minnesota, th́ vào thời điểm năm 1962, dân số người Hmong có khoảng 300 ngàn ở Lào, th́ có đến 19 ngàn người tham gia các đơn vị du kích đặc biệt (Special Guerrilla Units) hoặc lực lượng quân đội hoàng gia Lào được Mỹ ủng hộ. Kết thúc cuộc chiến bí mật, có khoảng từ 30 ngàn đến 40 ngàn chiến binh người Hmong bị thiệt mạng. Người ta phỏng đoán rằng có đến 1 phần tư đàn ông và thiếu niên nam người Hmong ở Lào chết trong cuộc chiến này.
Chỉ huy của các lực lượng Hmong này là viên tướng nổi tiếng Vang Pao (mất năm 2011 tại Hoa Kỳ), người Hmong đầu tiên được phong tướng trong quân đội hoàng gia Lào. Đánh giá hiệu quả của lực lượng người Hmong trong chiến tranh Việt Nam, ông William E. Colby, giám đốc CIA giai đoạn 1973-1976 nói rằng trong thời gian 10 năm, quân của tướng Vang Pao đă làm khoảng 70 ngàn binh sĩ Bắc Việt Nam không xâm nhập được vào Nam.
Cựu tướng Hmong Vàng Pao (trái) với các cựu chiến binh Lào sau khi đặt ṿng hoa tại Đài tưởng niệm Việt Nam ở Washington, DC ngày ngày 11/5/2000, đánh dấu 25 năm kết thúc Chiến tranh Việt Nam ở Lào.
Việc hợp tác với người Mỹ làm cho người Hmong ở Lào trả giá rất đắt. Sau năm 1975 các chiến binh Hmong và gia đ́nh bị quân đội cộng sản Lào và Việt Nam truy sát, bỏ chạy sang tị nạn tại Thái Lan. Một số rút vào rừng tiếp tục chiến đấu nhưng chỉ sau vài năm bị dẹp tan. Từ 1995 đến 1990, theo hai nhà nghiên cứu người Pháp, Jean Michaud và Christian Culas, trong quyển Người Hmong ở bán đảo Đông Dương, di cư và lịch sử (Les Hmong de la Pénisule Indochinoise: Migration et Histoire), có 116 ngàn người Hmong tị nạn trong các trại tại Thái Lan. Số người Hmong ở Lào vào năm 1994 là khoảng 231 ngàn người, so với 500 ngàn vào năm 1971.
Từ các trại tị nạn ở Thái Lan, đa số người Hmong được đưa đi định cư tại Hoa Kỳ, với hai nơi tập trung đông đúc nhất là bang Minnesota, và quận Fresno, bang California với dân số theo thống kê năm 2010 là trên 260 ngàn người.
Nhưng con đường gian nan của người Hmong không chỉ bắt đầu từ cuộc chiến bí mật của CIA tại Lào, mà nó kéo dài khoảng 200 năm trước đó, từ Trung Quốc.
Quê hương Vân Nam, Quư Châu
Theo lịch sử truyền khẩu của người Hmong, cũng như sắc tộc rất gần gủi với họ là người Dao, th́ họ có gốc gác ở tận miền châu thổ sông Hoàng Hà ở Trung Quốc, và các vị vua huyền thoại của họ cũng từng cạnh tranh với các ông Tam Hoàng Ngũ đế của người Hán.
Người Hmong ở Trung Quốc c̣n gọi là Miêu tộc theo Thiên Chúa giáo trong một làn hát Thánh Ca
Nhưng đó là truyền khẩu, c̣n theo các nhà nghiên cứu lịch sử th́ gốc gác của người Hmong là ở vùng cao nguyên Quư Châu và Vân Nam, miền Tây Nam Trung Quốc ngày nay. Sử Trung Quốc gọi họ là người Miêu, và bị các triều đại Trung Hoa xem là những man di xung quanh cái gọi là Trung Nguyên của người Hán. Có thể là từ danh từ Miêu này mà khi ghi sang tiếng Việt, họ được gọi là Mèo, hay Mẹo. Nhưng theo các nhà nghiên cứu lịch sử và ngôn ngữ th́ chữ Miêu tiếng Hán này có nghĩa là “những người làm ruộng”.
Điều này phù hợp với một số lịch sử truyền khẩu của người Hmong, cho rằng chính họ là những người đầu tiên ở châu Á trồng lúa. Nhưng từ Miêu này không được các bộ tộc Hmong đồng ư, họ tự gọi họ là Hmong. Sử sách Trung Quốc c̣n gọi họ bằng cách ghép thêm những từ có tính miệt thị, là Miêu “chín” (tức là đă được thấm nhuần văn hóa Hán), và Miêu “sống” (tức là c̣n man di).
Khi triều đ́nh Măn Thanh thống trị Trung Quốc, các khu vực Quư Châu và Vân Nam của người Hmong bị tấn công, và họ bắt đầu di cư về phía Nam và Tây Nam. Thế là những người Hmong đầu tiên đến miền Tây Bắc Việt Nam, sau đó là Lào, rồi Thái Lan, một số ít đi đến cả Miến Điện.
Những vùng đất này đă có chủ và người Hmong thường phải lui lên những khu vực núi rất cao để sinh sống. Hơn thế nữa, các vùng đất này lại rất bị chia cắt bởi núi non, do vậy người Hmong sống rải rác ít liên lạc với nhau, dần dần h́nh thành những nhóm khác biệt nhau, mặc dù họ vẫn c̣n có tiếng nói cơ bản giống nhau. Tại vùng Tây Bắc Việt Nam và Lào, người ta hay gọi họ qua màu sắc trang phục mà người phụ nữ mặc, và như thế ta có người Hmong đen vùng Sapa, người Hmong hoa (chiếc váy có nhiều hoa văn) vùng Bắc Hà Bảo Lạc, người Hmong xanh vùng Hà Giang,…
Nhưng địa lư ngặt nghèo không phải là điều bất hạnh nhất cho dân tộc này, mà điều tệ hại nhất là khi đến vùng đất mới trong ba thế kỷ đầy biến động 18, 19, 20 ở vùng Đông Nam Á và Nam Trung Quốc, họ rơi vào ṿng xoáy đụng độ của các thế lực thực dân Anh, Pháp, các vương quốc Đại Nam và Siam hùng cứ từ lâu đời, các nhà truyền giáo, rồi đến các đảng cộng sản, và như đă đề cập ở trên, cuộc chiến chống cộng sản của người Mỹ. Người Hmong được biết là có tham gia vào cuộc nổi dậy Thái B́nh Thiên quốc miền Nam Trung Quốc, rồi sau đó theo các nhóm tàn quân Cờ Đen, Cờ Vàng,… di chuyển xuống miền thượng du Bắc Việt.
Phụ nữ Hmong ở vùng núi Việt Nam đóng vai tṛ quan trọng trong kinh tế địa phương
Tham gia Việt Minh và chống Việt Minh
Khi người Pháp chiếm được Đông Dương, họ hay sử dụng các bộ lạc thiểu số lệ thuộc chính quyền trung ương trước đó để “chia để trị”. Nhưng điều đó không tránh được những cuộc nổi dậy của những người thiểu số chống lại người Pháp cai trị. Một trong số đó là cuộc nổi dậy của người Hmong từ năm 1918 đến 1921 của thủ lĩnh Batchay tại vùng núi Bắc Việt Nam và Thượng Lào.
Hiện nay khi nói đến người Hmong tại phương Tây, thường người ta nghĩ rằng họ đứng về phía người Pháp, và sau đó là người Mỹ trong hai cuộc chiến tranh Đông Dương. Điều đó có thể đúng đối với người Hmong tại Lào, nhưng tại Việt Nam th́ bức tranh khác đi. Theo hai tác giả Pháp, Jean Michaud và Christian Culas, khi mặt trận Việt Minh thành lập, các nhóm người Hmong theo đạo Ki Tô đứng về phía người Pháp, trong khi những người khác hợp tác với Việt Minh, và số lượng hai bên là tương đương nhau.
Hai nhân vật nổi tiếng nhất của người Hmong tham gia mặt trận Việt Minh là cha con “Vua Mèo”, Vương Chính Đức và Vương Chí Śnh tại Hà Giang. Ông Śnh có nhà ở Hà Nội và từng tham gia làm đại biểu quốc hội của miền Bắc Việt Nam.
Trong trận chiến Điện Biên Phủ, có những đơn vị người Hmong chiến đấu trong quân đội Pháp, cũng như có các đơn vị bộ đội Việt Minh người Hmong, và hàng trăm dân công người Hmong tải đạn và lương thực cho Việt Minh. Sau khi Việt Minh làm chủ miền Bắc Việt Nam vào năm 1954, những người Hmong chống Việt Minh bỏ chạy qua Lào.
Ở Việt Nam hiện nay cũng có những nhân vật người Hmong là ủy viên trung ương đảng cộng sản, như ông Hầu A Lềnh, ủy viên trung ương đảng đương nhiệm. Ông Lềnh là một người Hmong ở tỉnh Lào Cai. Đồng thời cách đây vài năm cũng có những vụ đàn áp của công an Việt Nam đối với người Hmong theo đạo Tin Lành ở Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
Những người Digan Đông Nam Á
Có thể nói rằng trong suốt lịch sử hàng ngàn năm của ḿnh, người Hmong chưa bao giờ làm chủ một quốc gia, mà luôn bị che bởi cái bóng của dân tộc khác. Tuy nhiên họ lại là một sắc dân có văn hóa riêng rất mạnh mẽ, chỉ bị ảnh hưởng bởi những dân tộc mà họ tiếp xúc chứ không bị đồng hóa.
Ông Hầu A Lềnh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc nhiệm kỳ 2021-2026
Không có tổ quốc, nhưng họ vẫn bị cuốn vào cuộc chiến tranh lạnh ư thức hệ kéo dài đến 20 năm ở Đông Dương, giằng xé và chia rẽ họ.
Hai cuộc chiến Đông Dương liên tục làm xuất hiện một cộng đồng người Hmong đông đúc tại Mỹ, ngoài ra người Hmong c̣n được đưa đi dịnh cư tại Pháp (khoảng 9000 người), Guyana thuộc Pháp tại Nam Mỹ (1400 người), Úc, Canada, và Argentina. Tại Guyana, một dạo họ được truyền thông đưa tin liên tục, xem như một sắc dân nhập cư rất thành công trong lănh vực nông nghiệp (cacao) của lănh thổ này.
Tại Mỹ, so với các cộng đồng gốc Á khác, người Hmong ít được biết đến, nhưng trong khoảng hơn 10 năm gần đây bắt đầu có những nhân vật tiến sâu vào ḍng chính của văn hóa và chính trị Mỹ, như cô Brenda Song, nổi lên từ bộ phim truyền h́nh cho trẻ em Zack và Cody, những năm 2008-2009, bà Mea Moua dân biểu tiểu bang Minnesota, và bây giờ là Suni Lee. Tại Minnesota cộng đồng người Hmong đă vận động và được chấp thuận lấy ngày 14/5 hàng năm làm ngày vinh danh các lực lượng của họ chiến đấu chống cộng sản trong “cuộc chiến tranh bí mật” tại Lào hơn nửa thế kỷ trước.
Trong nhiều bài báo sau sự kiện cô gái Mỹ gốc Hmong giành huy chương vàng Olympic, có người Hmong nói với báo chí rằng họ chỉ có một tổ quốc thôi là Hoa Kỳ chứ không c̣n nơi nào khác.
Riêng tôi th́ h́nh ảnh cô Suni Lee mặc đồ thể thao tung người trên đôi xà lệch tại đấu trường Tokyo làm tôi nhớ một cô gái Hmong có gương mặt giống hệt Suni trong phiên chợ Bắc Hà, tỉnh Lào Cai một ngày chủ nhật cách đây khá lâu, khi tôi có dịp về Việt Nam và thăm các vùng phía Bắc.
Cô gái Hmong Bắc Hà, mặc một chiếc váy hoa, chân quấn xà cạp, gùi nông sản ra chợ phiên. Hai số phận, hai cuộc đời nhưng cùng một dân tộc. Liệu hai cô gái ấy có thể hiểu được nhau kể cả khi họ nói chung một thứ tiếng? C̣n ông Hầu A Lềnh và bà Mea Moua th́ có thể nới với nhau những ǵ?
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của ông Joaquin Nguyễn Ḥa