Chúng ta đều có những thói quen làm trong vô thức, tuy nhiên những thói quen này nếu không được kiểm soát sẽ rất dễ phát triển thành nghiện.
Thói quen hay nghiện? Rất khó để tự xác định xem thói quen của chính bạn đă phát triển thành nghiện hay chưa. Một thói quen là một việc ta thường xuyên làm v́ yêu thích hoặc v́ chúng đem lại lợi ích cho ta và thói quen là thứ ta có thể kiểm soát. Ngược lại, nghiện là những hành vi ta làm một cách nôn nóng, không kiểm soát và có thể đem lại những tác động tiêu cực.
Nghiện điện thoại: Nếu bạn thấy ḿnh không thể sống thiếu điện thoại thông minh và việc sử dụng điện thoại bắt đầu ảnh hưởng đến giấc ngủ cũng như sinh hoạt hằng ngày của bạn, có thể bạn đă bắt đầu lệ thuộc vào nó. Nghiện điện thoại có thể gây ra các vấn đề về tâm lư như mất ngủ và lo âu, cũng như các vấn đề sức khỏe do thiếu vận động.
Nghiện tập thể dục: Tập thể dục là một phần quan trọng của lối sống lành mạnh và các chuyên gia khuyến cáo nên tập thể dục mỗi ngày. Tuy nhiên, tập thể dục vô thức hoặc không kiểm soát có thể là dấu hiệu cho thấy thói quen lành mạnh này đă phát triển thành nghiện. Nghiện tập thể dục có thể dẫn đến kiệt sức, chấn thương và giảm cân không lành mạnh.
Nghiện cà phê: Cà phê là thức uống không thể thiếu đối với nhiều người trong cuộc sống hiện đại và rất khó để phát hiện xem bạn có bị nghiện cà phê hay không. Một số người nghiện cà phê cho biết họ bị khó ngủ, đau bụng và tim đập bất thường. Một số các triệu chứng cai nghiện cà phê bao gồm đau đầu dữ dội, suy nhược cơ thể và tâm trạng thất thường.
Nghiện kẹo hoặc sô-cô-la: Tính hảo ngọt của bạn có hại nhiều hơn là lợi, đặc biệt nếu bạn thấy ḿnh không thể kiềm chế khi nh́n thấy kẹo hoặc sô-cô-la. Nghiên cứu cho thấy đường có thể là yếu tố khiến sô-cô-la và kẹo có tính gây nghiện. Các tác hại của việc ăn quá nhiều đường bao gồm các vấn đề về dạ dày, mất ngủ, tăng cân và tiểu đường.
Nghiện mua sắm qua mạng: Các trang mua sắm điện tử đă giúp việc mua sắm của chúng ta trở nên đơn giản và tiện lợi hơn bao giờ hết. Một nghiên cứu trên những người thường xuyên mua sắm qua mạng đă cho thấy gần 35% những người tham gia đă chạm đến giới hạn nghiện mua sắm qua mạng. Một nghiên cứu khác cho thấy những người có hành vi mua sắm không kiểm soát thường có mức độ căng thẳng, lo âu cao hơn.
Nghiện mạng xă hội: Mặc dù mạng xă hội đem lại rất nhiều lợi ích, nhưng những tác động tiêu cực của nó lên trẻ vị thành niên và cả người trường thành là rất rơ rệt. Sử dụng mạng xă hội với tần suất cao trong thời gian dài có liên quan đến sự giảm sút thành tích học tập hoặc làm việc và các triệu chứng trầm cảm.
Nghiện công việc: Nhịp sống nhanh trong xă hội hiện đại có thể thôi thúc ta lấp đầy thời gian biểu với công việc và những hoạt động liên quan đến công việc, nhưng điều này có thể dẫn đến t́nh trạng nghiện công việc hoặc nghiện bận rộn. Ở một số ngành nghề, khối lượng công việc lớn có liên quan đến sự suy giảm chất lượng cuộc sống. Những người nghiện công việc có thể gặp t́nh trạng mệt mỏi cực độ, mất ngủ và thậm chí mắc các vấn đề về tim mạch.
Nghiện TV: Một hoạt động hết sức b́nh thường như xem TV cũng có thể trở thành một thói quen xấu, thậm chí là nghiện. Nhiều nghiên cứu về đề tài nghiện TV đă cho thấy những người nghiện TV thường xem TV nhiều hơn họ dự định và gặp khó khăn trong việc rời mắt khỏi TV. Nghiện xem TV có thể dẫn đến sự bỏ bê các trách nhiệm hoặc các thói quen lành mạnh khác, từ đó gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe thể chất và tinh thần.