30% tác dụng phụ sau khi tiêm vaccine COVID-19 là do “lo lắng thái quá”. Mới đây nhiều báo cáo đưa ra rằng, cảm giác lo lắng là một trong những nguyên nhân chính gây ra các tác dụng phụ sau tiêm vaccine COVID-19.
Những thông tin về tác dụng phụ sau tiêm vaccine COVID-19 có thể được coi là một trong những rào cản lớn nhất ngăn cách mọi người tham gia vào công cuộc tiêm chủng toàn dân. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu được đưa ra mới đây, vaccine COVID-19 lại không phải là thủ phạm của tất cả các triệu chứng bất lợi sau tiêm này.
Ảnh minh họa.
Tại Ấn Độ, một nghiên cứu được thực hiện bởi Hội đồng Chính phủ đă cho ra một kết quả đáng kinh ngạc rằng có đến hơn 30% các phản ứng phụ sau tiêm được bắt nguồn từ chính cảm giác lo lắng của người tham gia tiêm chủng. Theo một báo cáo khác của Ủy ban Quốc gia về các triệu chứng bất lợi sau tiêm (AEFI), hơn 22 người trong số 100 người tham gia tiêm vaccine COVID-19 được ghi nhận có phản ứng phụ liên quan đến cảm giác lo lắng và 18 người khác cũng đồng thời được ghi nhận có những phản ứng không hề liên quan tới vaccine.
Các báo cáo về cùng một đề tài trên đă chỉ ra rằng có rất nhiều nguyên nhân cho việc xuất hiện những tác dụng phụ do lo lắng. Hai trong số những lư do phổ biến nhất phải kể đến sự nghi ngại với vaccine COVID-19 và chứng ám ảnh về kim tiêm. Chứng bệnh sợ kim tiêm này có thể là nguyên nhân của ít nhất 10-15% các trường hợp tiêm vaccine chậm trễ tại Anh và Mỹ.
Trong công tác tiêm chủng nói chung, bất kỳ cảm giác lo lắng nào dù là nhỏ nhất đều có thể dẫn đến những phản ứng căng thẳng trong tiềm thức, từ đó biểu hiện ra bên ngoài những dấu hiệu rất giống với một số phản ứng phụ do vắc-xin gây ra như tim đập nhanh, buồn nôn, mệt mỏi, run rẩy, suy nhược, chóng mặt và một số dấu hiệu tương tự bệnh cúm.
Các chuyên gia cũng tin rằng sự lo lắng gia tăng xung quanh việc tiêm pḥng COVID-19 không chỉ gây ra nhiều hiểu lầm không đáng có về các tác dụng phụ mà c̣n cản trở những hiệu quả mà vaccine có thể đem lại bằng cách làm suy giảm hệ miễn dịch.
Để pḥng tránh những tác dụng phụ do lo lắng gây ra, trước khi tham gia tiêm chủng, bạn nên chuẩn bị một tinh thần thật thoải mái và nếu cần, hăy tham khảo tư vấn của bác sĩ để thêm phần yên tâm. Bên cạnh đó, nếu mắc phải chứng ám ảnh với kim tiêm, bạn cũng nên làm việc với nhân viên tư vấn trước để đảm bảo an toàn, tránh được các phản ứng sinh lư bất lợi trong và sau khi hoàn thành công tác tiêm chủng.
VietBF@ sưu tập