Các đại diện từ Anh, Pháp, Mỹ, Nga và Trung Quốc đă "khẩu chiến" trước hàng trăm sinh viên, học giả và nhà ngoại giao tại một hội thảo hồi cuối tuần qua ở Bắc Kinh.
Báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) ngày 5/7 cho hay, các nhà ngoại giao cấp cao từ các nước nhóm Big Five của Liên hợp quốc - gồm Anh, Pháp, Mỹ, Nga và Trung Quốc - đă khẩu chiến về chủ đề quản trị toàn cầu trong cuộc hội thảo ở Bắc Kinh cuối tuần trước.
Các đại diện Nga và Trung Quốc đứng về "một phe", trong khi Anh-Pháp-Mỹ ở "phe kia". Trước sự có mặt của hàng trăm cử tọa của Diễn đàn Ḥa b́nh Thế giới, do Đại học Thanh Hoa và Viện Đối ngoại Nhân dân Trung Quốc tổ chức, các bên đă tung ra cáo buộc lẫn nhau và ám chỉ những vi phạm về ngoại giao.
Khẩu chiến căng thẳng tại diễn đàn ở Trung Quốc
"Nếu có ai đó chỉ ra cho tôi chỉ một ví dụ rằng đảng Cộng sản Trung Quốc áp đặt tư tưởng của họ đối với bất kỳ ai bên ngoài biên giới Trung Quốc, th́ tôi sẽ rất biết ơn," Đại sứ Nga tại Bắc Kinh Andrey Denisov nói tại diễn đàn.
Thông điệp của ông Denisov vấp phải thách thức từ Đại sứ Pháp Laurent Bili. Ông Bili tuyên bố "không có ai đặt câu hỏi về ư tưởng Trung Quốc muốn áp đặt mô h́nh của ḿnh" cho đến năm ngoái, khi những lo ngại xuất hiện tại Pháp liên quan đến những đe dọa của Trung Quốc đối với quyền tự do biểu đạt.
Kể từ tháng 4 năm ngoái, chính phủ Pháp đă một số lần triệu Đại sứ Trung Quốc tại Paris Lu Shaye để phản ứng về những ḍng tweet của nhằm vào một số nhà lập pháp, nhà nghiên cứu và nhà ngoại giao Pháp trong các vấn đề về Đài Loan hay dịch Covid-19.
"[Từ một năm trước], chúng tôi đă [chứng kiến] những tấn công trực diện nhằm vào quyền tự do biểu đạt ở nước tôi, với một số công kích nhằm vào xă hội, một số nhà báo và điều đó làm dấy lên nhiều câu hỏi. Đó là một câu hỏi thực sự," ông Bili nêu.
Đại sứ Nga Denisov ngắt lời người đồng cấp Pháp và tuyên bố "Chuyện đó không có liên quan ǵ đến ư thức hệ cả, tôi xin lỗi."
Ông Bili lập tức đáp trả rằng "Quyền tự do ngôn luận - tự do và dân chủ - đó là vấn đề về ư thức hệ."
"Được, được, tự do," ông Denisov vặc lại và tỏ ra giận dữ. Ông nêu ví dụ về việc cựu Tổng thống Mỹ George H.W. Bush từng rao giảng cho Nga về tự do và dân chủ.
"Chúng tôi hiểu rơ nó diễn ra như thế nào tại Libya, Syria, Iraq, Afghanistan. Và tôi thấy không có lư do ǵ để tiếp tục cuộc thảo luận này."
Phát biểu của ông Denisov đă được bà Hoa Xuân Oánh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, chia sẻ trên Twitter cá nhân.
Đại diện Nga-Trung đối đầu Anh-Pháp-Mỹ
Theo SCMP, màn tranh luận căng thẳng giữa các đại sứ của Nga và Pháp phản ánh căng thẳng địa chính trị ở phạm vi rộng hơn, giữa bối cảnh Washington thúc đẩy nỗ lực ḱm hăm sự quyết đoán ngày càng gia tăng của Trung Quốc, bên cạnh vai tṛ tăng lên của Bắc Kinh trong quản trị toàn cầu, cùng với việc Moskva và các đồng minh của họ ủng hộ Trung Quốc.
Lănh đạo Nga và Trung Quốc mới đây cam kết thúc đẩy các liên hệ song phương chặt chẽ hơn khi quan hệ với phương Tây, đặc biệt là Mỹ, xuống dốc. Nga-Trung tuyên bố cam kết với chủ nghĩa đa phương và ǵn giữ những quy định của Liên hợp quốc, đồng thời kêu gọi thay đổi trong trật tự thế giới mà phương Tây thống trị.
Washington kêu gọi các đồng minh Mỹ sát cánh để bảo vệ "trật tự quốc tế trên nền tảng luật lệ", và buộc tội Bắc Kinh cùng Moskva về các vấn đề như quyền con người, tấn công mạng hay hành vi thương mại không công bằng.
Cũng tại diễn đàn ngày 4/7, Đại biện lâm thời Mỹ tại Bắc Kinh William Klein nói các nước đang đối diện với "một Trung Quốc quyết đoán và một nước Nga phá rối".
Klein nói tất cả các nước "đối mặt với thách thức về việc không tôn trọng trật tự, bao gồm khủng hoảng khí hậu, dịch Covid-19, và cuộc cách mạng công nghệ đang tái định h́nh mọi khía cạnh cuộc sống của chúng ta."
Ông nhấn mạnh Mỹ sẽ không ép đồng minh vào thế phải lựa chọn giữa Washington hay Bắc Kinh.
Phát biểu của Đại sứ Nga Denisov có được sự ủng hộ rơ rệt từ Yu Hongjun, một cựu quan chức cấp cao thuộc cơ quan đối ngoại của trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc. Ông Yu khẳng định Bắc Kinh không t́m cách xuất khẩu mô h́nh quản trị của ḿnh, không giống như "một số người".
Ông Yu không nêu đích danh Mỹ nhưng ám chỉ rơ ràng về việc Mỹ rút quân khỏi Afghanistan sau hai thập kỷ đóng quân tại đây.
"Một số người có suy nghĩ văn minh thượng đẳng và tự cảm thấy nền văn minh của ḿnh vượt trội hơn người khác," ông Yu nói. "Họ cho rằng nền văn minh của họ có thể thay thế cho tất cả văn minh, và mở rộng hệ tư tưởng của họ đến các nước khác, gây ra bất ổn, gián đoạn và xung đột."
"Afghanistan là ví dụ điển h́nh mà một cuộc cải tổ dân chủ đă thất bại, và giờ th́ [ai đó] chỉ muốn bỏ đi. Một tai họa lớn hơn đang chờ đợi [Afghanistan]."
Trong khi đó, Đại sứ Anh tại Bắc Kinh Caroline Wilson đưa ra phát biểu trực tiếp hơn. Bà nói Anh nằm trong những nước đầu tiên công nhận nước CHND Trung Hoa vào năm 1950 và không t́m cách áp đặt mô h́nh của London lên Trung Quốc.
"Khi đó không và bây giờ cũng không," bà Wilson nêu. "Tương tự, chúng tôi mong Trung Quốc không cố áp đặt mô h́nh của ḿnh lên người khác."
Đại sứ Anh cho rằng đối thoại thực chất là điều quan trọng nhằm tránh t́nh trạng "ông nói gà, bà nói vịt", khi các bên nói chuyện nhưng không trao đổi thực sự.
VietBF @ Sưu tầm