Theo như nước Mỹ là thị trường nhập cảng tới 60% đồ gỗ do Việt Nam xuất cảng và hiện đang mở hai cuộc điều tra để xem xét thuế quan trừng phạt kỹ nghệ đồ gỗ của Việt Nam ào ạt xuất cảng Mỹ ngày một nhiều hơn nhưng ngành này đang phấp phỏng âu lo bị Mỹ trừng phạt v́ nguồn gỗ bất hợp pháp.
Đây không phải là vấn đề mới v́ CSVN đă được khuyến cáo từ mấy năm trước về gỗ mà các công ty sản xuất bàn ghế giường tủ trong nước nhập cảng từ nhiều quốc gia trên thế giới bị khai thác lậu. Mỹ là thị trường nhập cảng tới 60% đồ gỗ do Việt Nam xuất cảng và hiện đang mở hai cuộc điều tra để xem xét thuế quan trừng phạt.
Công nhân làm tại một xưởng đồ gỗ ở Sài G̣n. (H́nh: STR/AFP/Getty Images)
Theo lời một viên chức của Forest Trends, một tổ chức độc lập cổ vơ khai thác và quản lư lâm sản bền vững, nói với báo Nikkei là các nhà xuất cảng đồ gỗ của Việt Nam hiện đang “rất lo lắng” v́ có thể bị áp đặt thuế quan trừng phạt. Nếu xảy ra, việc này ảnh hưởng không nhỏ đối với kỹ nghệ nội địa.
Hệ quả từ cuộc thương chiến Mỹ-Trung Quốc dưới thời cựu Tổng Thống Trump, hồi Tháng Tư vừa qua, báo chí nhà nước CSVN cho hay đồ gỗ các loại của Việt Nam xuất cảng sang Mỹ năm 2020 đạt $7.4 tỉ, vượt qua mặt đồ gỗ Trung Quốc bán sang Mỹ cũng trong năm này chỉ được $7.3 tỉ. Mỹ đă áp thuế quan 25% với đồ gỗ của Trung Quốc.
CSVN muốn thúc đẩy các công ty sản xuất đồ gỗ xuất cảng của Việt Nam từ $13 tỉ năm 2020 lên thành $20 tỉ vào năm 2025, theo lời ông Hà Công Tuấn, thứ trưởng Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn hồi Tháng Tư vừa qua. Nhưng nếu bị Mỹ đánh thuế trừng phạt, tham vọng gia tăng xuất cảng đồ gỗ như thế khó đạt được.
Tháng Mười năm ngoái, chính phủ Trump đă mở hai cuộc điều tra cùng một lúc, một là điều tra CSVN thao túng tiền tệ, hai là điều tra về khả năng sử dụng các loại gỗ nhập cảng bất hợp pháp, cưa cắt đóng thành bàn ghế giường tủ xuất cảng sang Mỹ.
Chính phủ Mỹ cũng như Âu Châu và nhiều nước khác đ̣i hỏi các nước xuất cảng gỗ và đồ gỗ phải tuân thủ thỏa hiệp quốc tế CITES.
CITES là chữ viết tắt của “Convention on International Trade in Endangered Species of Wild Fauna and Flora” (Công ước quốc tế về bảo vệ các loài thú và thực vật hoang dă có nguy cơ tuyệt chủng). Khai thác gỗ rừng ở những khu vực có các loài động vật và cây cỏ được bảo vệ, làm chúng mất chỗ ở và đồ ăn là bất hợp pháp.
Theo tin tức, các công ty sản xuất đồ gỗ để xuất cảng tại Việt Nam mua mỗi năm hơn 4.5 triệu m3 gỗ các loại từ hơn 100 nước trên thế giới, Á Châu, Mỹ Châu, Phi Châu đủ cả. Những năm gần đây, có những bài viết trên báo chí tại Việt Nam về t́nh trạng nhập gỗ lậu từ Lào với Cambodia, hai nước có luật lệ bảo vệ rừng c̣n lỏng lẻo hơn Việt Nam, và t́nh trạng tham nhũng cũng chẳng kém ǵ CSVN.
Một nữ công nhân tại một xưởng gỗ ở ngoại thành Hà Nội. (H́nh: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images)
Đầu tháng này, hôm 2 Tháng Sáu, TTXVN nói: “Ngành gỗ Việt Nam hướng đến minh bạch từ nguồn.” Trong đó nói rằng: “Việt Nam đang nỗ lực hoàn thiện khuôn khổ pháp lư cũng như kiểm tra, giám sát chặt chẽ hơn từ việc nhập khẩu sản phẩm gỗ đầu vào để bảo đảm hệ thống sản xuất minh bạch.”
Ngoài Luật Lâm Nghiệp ban hành năm 2017 bao gồm các điều khoản từ quản lư, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng, kinh doanh, chế biến và thương mại lâm sản, CSVN c̣n đưa ra một số nghị định “kiểm soát nguồn nguyên liệu nhập khẩu phục vụ chế biến” như Nghị Định 102/2020-NĐ-CP quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp.”
Nhưng từ luật lệ đến thi hành luật lệ có chặt chẽ nghiêm minh hay không lại là vấn đề khác. Đây là vấn nạn quyền hạn và chức vụ gắn liền với những khoản “lại quả” dưới gầm bàn vốn xưa nay là “chuyện thường ngày ở huyện” tại quốc gia mà tổ chức Minh Bạch Quốc Tế xếp hạng tham nhũng 104 trên 180 nước được khảo sát. (TN) [kn]