Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ đă hoàn tất lần thử cuối cùng (trước khi sản xuất hàng loạt và đưa vào trang bị) tên lửa chống hạm tầm xa Atmaca do nước này tự sản xuất vào ngày 18/6 trước sự chứng kiến của Bộ trưởng Quốc pḥng Hulusi Akar và các quan chức quân sự. Việc đưa khí tài này vào trang bị sẽ đánh dấu nỗ lực mới nhất của Thổ Nhĩ Kỳ trước nguy cơ nổ ra xung đột quân sự ở Địa Trung Hải.
"Thanh kiếm thép" của Tổng thống Thổ Erdogan
Theo Daily Sabah, Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ đă hoàn tất lần thử cuối cùng (trước khi sản xuất hàng loạt và đưa vào trang bị) tên lửa chống hạm tầm xa Atmaca do nước này tự sản xuất vào ngày 18/6 trước sự chứng kiến của Bộ trưởng Quốc pḥng Hulusi Akar và các quan chức quân sự.
Tờ báo Thổ cho biết thêm rằng so với các thử nghiệm trước đó, lần này tên lửa Atmaca đă đánh trúng mục tiêu - và một đoạn video về vụ thử đă được Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan và các quan chức khác đăng tải lên mạng Internet.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan thông qua mạng xă hội Twitter đă b́nh luận về tên lửa Atmaca như sau:
"Thanh kiếm thép của tổ quốc chúng ta, tên lửa chống hạm Atmaca hôm nay đă lần đầu tiên bắn trúng tàu mục tiêu trong lần bắn thử cuối cùng trước khi nó được đưa vào kho (vũ khí)".
Được biết tên lửa được khai hỏa từ hộ tống hạm TCG Kınalıada lớp Ada của Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ đă đánh thủng một lỗ lớn trên con tàu mục tiêu trong cuộc thử nghiệm tại khu vực Biển Đen gần Tỉnh Sinop.
Mục tiêu kép: Tăng khả năng răn đe và giảm phụ thuộc vào Mỹ
Vụ thử tên lửa Atmaca đánh dấu nỗ lực mới nhất của Ankara trong những năm gần đây nhằm gia tăng sức mạnh trên biển bằng năng lực quốc pḥng trong nước.
Daily Sabah cho rằng việc Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ trang bị tên lửa Atmaca vừa giúp "giảm sự phụ thuộc của Thổ Nhĩ Kỳ vào các nguồn (cung vũ khí) nước ngoài, vừa đáp ứng nhu cầu của Bộ Tư lệnh Lực lượng Hải quân và là một vũ khí răn đe".
Hiện các tàu chiến, tàu ngầm của Thổ Nhĩ Kỳ đang sử dụng tên lửa chống hạm AGM-84 Harpoon do Mỹ sản xuất và chúng dự kiến sẽ được thay thế bằng Atmaca.
Người đứng đầu Roketsan Murat Ikinci lưu ư rằng các tên lửa Atmaca sẽ được trang bị trên tàu chiến của Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ vào cuối năm 2021 và "đây là một bước ngoặt rất quan trọng đối với Lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ".

Một đồ họa về tên lửa Atmaca (Nguồn: Anadolu).
Địa Trung Hải sắp thành "biển máu"?
Trong tương lai gần, Thổ Nhĩ Kỳ có thể bị cuốn vào 2 cuộc khủng hoảng dẫn tới xung đột quân sự ở Địa Trung Hải liên quan tới thế đối đầu với Hy Lạp và căng thẳng giữa Nga và NATO.
Trong khi căng thẳng giữa Nga và NATO liên quan tới "cuộc chiến" địa chính trị rộng lớn hơn nhiều th́ căng thẳng giữa Ankara và Athens chủ yếu xoay quanh tranh chấp vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và các vùng biển chung ở phía đông Địa Trung Hải.
Có thể thấy dù xung đột bắt nguồn từ lư do nào, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn sẽ đứng ở một phía tham chiến ở Địa Trung Hải - và khi đó khu vực này sẽ trở thành "biển máu".
Cần lưu ư rằng sau thương vụ S-400 và việc các máy bay không người lái (UAV) do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất tham chiến ở Libya và Nagorno-Karabakh, rơ ràng là Ankara đă không c̣n được tiếp cận thoải mái với vũ khí Phương Tây.
Trong bối cảnh đó Hy Lạp vẫn đang chi hàng tỷ USD cho việc tăng cường năng lực không quân - hải quân bao gồm máy bay huấn luyện từ Israel, tiêm kích từ Pháp (và có thể là cả F-35 của Mỹ), khinh hạm và trực thăng.

Tàu tuần duyên Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ va chạm ở vùng nước tranh chấp vào tháng 1/2021.