Bộ trưởng Quốc pḥng Lloyd Austin và các quan chức cấp cao khác thừa nhận vai tṛ quan trọng của không quân Afghanistan. Phát ngôn viên Lầu Năm Góc John Kirby từng nói rằng Bộ Quốc pḥng Mỹ sẽ cung cấp các nguồn lực cần thiết cho Afghanistan. Sau khi các nhà thầu quân sự phụ trách việc bảo tŕ cho phi đội máy bay rút về nước, không quân Afghanistan có thể không duy tŕ được năng lực chiến đấu trước Taliban.
Mỹ "bỏ của chạy lấy người"
Theo đó, lực lượng quân đội chính phủ Afghanistan có thể mất lợi thế quân sự quan trọng nhất mà họ có trước Taliban - lực lượng không quân, khi các nhà thầu tư nhân và quân đội Mỹ rời khỏi đất nước này trong những tuần tới, NBC News cho biết.
Quân đội Afghanistan phụ thuộc rất nhiều vào các nhà thầu quân sự Mỹ để sửa chữa, bảo tŕ phi đội máy bay, xe bọc thép và thiết bị chiến đấu khác. Khoảng 18.000 nhà thầu sẽ rời khỏi Afghanistan trong vài tuần tới, cùng với hầu hết lực lượng quân sự Mỹ. Đây là một phần trong thỏa thuận với Taliban.
Theo báo cáo gần đây của Quốc pḥng Mỹ, nếu không có sự giúp đỡ của các nhà thầu, lực lượng quân sự Afghanistan khó ḷng giữ được hàng chục máy bay chiến đấu, máy bay vận tải, trực thăng và máy bay không người lái do Mỹ sản xuất trong vài tháng tới.
Trong khi đó, các quan chức Afghanistan hùng hồn tuyên bố rằng họ có thể đối đầu với Taliban mà không cần sự giúp đỡ của Mỹ.
Nhưng thực tế sự thiếu vắng các nhà thầu tư nhân Mỹ là một đ̣n giáng mạnh vào chính phủ Afghanistan trong cuộc chiến với Taliban.
Mất không quân, Afghanistan sẽ thua
Bradley Bowman, giám đốc cao cấp Trung tâm Quyền lực Quân sự và Chính trị, nói: "Chúng ta đang nói về việc lực lượng không quân Afghanistan sẽ nằm đất nhiều hơn bay".
Bowman từng là phi công lái trực thăng Black Hawk phục vụ tại Afghanistan, cho biết sức mạnh không quân là lợi thế chính của quân đội chính phủ trong cuộc chiến chống lại Taliban.
"Nếu chúng ta không giúp họ bảo dưỡng những chiếc máy bay đó, lực lượng an ninh Afghanistan sẽ bị mất đi lợi thế. Điều đó có thể tác động mang tính quyết định đến cục diện chiến trường và cuối cùng là t́nh trạng của chính phủ Afghanistan", ông Bowman nói.

Máy bay cường kích và trinh sát A-29 Super Tucano của Không quân Afghanistan.
Jonathan Schroden, chuyên gia cao cấp tại Trung tâm Phân tích Hải quân Mỹ nói: "Trong t́nh huống không có sự hỗ trợ của các nhà thầu tư nhân trong vài tháng tới, chúng ta sẽ thấy lực lượng không quân Afghanistan bị suy giảm đáng kể năng lực, tức là không thể bay và quân đội chính phủ không thể di chuyển".
So sánh sức mạnh quân sự giữa quân đội chính phủ và quân nổi dậy, ông Schroden nói rằng quân nổi dậy có chút lợi thế. Quân đội chính phủ có thể ngăn chặn thủ đô Kabul thất thủ, nhưng họ chỉ có thể làm điều này khi có không quân.
"Nếu lực lượng không quân biến mất, hoặc suy giảm năng lực chiến đấu, đó có thể là yếu tố thay đổi cuộc chơi đối với cán cân quân sự giữa hai bên", ông Schroden nói thêm.
Taliban đă chứng tỏ là lực lượng chiến đấu có năng lực. Họ liên tục đánh trả quân đội chính phủ trên khắp đất nước trong nhiều năm qua. Nhưng Taliban không có không quân, ngoài một số máy bay không người lái nhỏ và họ cũng chẳng có hệ thống pḥng không hiệu quả để chống lại máy bay quân sự của Afghanistan.

Các máy bay tiêm kích F-16 Fighting Falcon của Không quân Mỹ tại căn cứ sân bay Bagram, Afghanistan.
Lầu Năm Góc thiếu giải pháp đồng bộ
Bộ trưởng Quốc pḥng Lloyd Austin và các quan chức cấp cao khác thừa nhận vai tṛ quan trọng của không quân Afghanistan. Phát ngôn viên Lầu Năm Góc John Kirby từng nói rằng Bộ Quốc pḥng Mỹ sẽ cung cấp các nguồn lực cần thiết cho Afghanistan.
Ông cho biết thêm trong yêu cầu ngân sách đệ tŕnh lên Quốc hội Mỹ vào tháng trước, Lầu Năm Góc đề xuất hỗ trợ hậu cần theo hợp đồng cho phi đội chiến đấu Afghanistan, giúp quân đội chính phủ duy tŕ lợi thế trên không.
Các quan chức Lầu Năm Góc nói với Quốc hội rằng chính quyền đang xem xét các lựa chọn để hỗ trợ từ xa cho lực lượng an ninh Afghanistan, chẳng hạn như sửa chữa máy bay ở một nước thứ 3. Nhưng Lầu Năm Góc vẫn chưa có kế hoạch cụ thể và Afghanistan th́ vẫn đang loay hoay t́m giải pháp thay thế.
David Berteau, giám đốc điều hành Hội đồng dịch vụ chuyên nghiệp, một hiệp hội dành cho các nhà thầu tư nhân, cho biết rất nhiều câu hỏi chưa được trả lời về những ǵ sẽ xảy ra tiếp theo sau khi Mỹ rút quân.
Afghanistan vẫn chưa công bố bất kỳ thỏa thuận mới nào với công ty bên ngoài để bảo tŕ máy bay và thiết bị chiến đấu do Mỹ cung cấp. Đại sứ quán Afghanistan tại Washington từ chối yêu cầu b́nh luận.
Trước đó Lầu Năm Góc đặt mục tiêu các nhân viên kỹ thuật người Afghanistan sẽ tự đảm nhận được 80% công việc bảo tŕ máy bay cho đến năm 2023. Nhưng kế hoạch này đă phá sản trước sự rút quân nhanh chóng của Mỹ.
Các kỹ thuật viên người Afghanistan có thể đảm nhận công việc bảo tŕ, bảo dưỡng máy bay, nhưng họ chỉ làm tốt điều này khi có sự giám sát của nhà thầu tư nhân Mỹ.
Các chỉ huy quân đội Afghanistan thường chỉ ưu tiên nhu cầu chiến đấu trước mắt, mà ít quan tâm đến kế hoạch bảo tŕ dài hạn.
Nếu vắng các nhà thầu tư nhân Mỹ để giám sát việc bảo tŕ, cùng với nhu cầu cấp bách cho các nhiệm vụ chi viện hỏa lực trên chiến trường, không quân Afghanistan có thể nhanh chóng cạn kiệt năng lực chiến đấu, khi các máy bay không được sửa chữa kịp thời.
Theo thỏa thuận với Taliban được kư dưới thời Tổng thống Donald Trump, Mỹ cam kết rút quân đội và đồng minh, cũng như tất cả nhân viên phi cơ quan, bao gồm các nhân viên cố vấn và hỗ trợ.
Để so sánh, khi chính quyền của cựu Tổng thống Barack Obama rút quân khỏi Iraq năm 2011, các nhà thầu quân sự tư nhân vẫn ở lại.