Sản phẩm "Made in China" đang bị Amazon đưa vào tầm mắt v́ nạn đánh giá sản phẩm giả mạo.
Khi Andy Zhang, nhà bán hàng đến từ tỉnh Chiết Giang, miền đông Trung Quốc, bắt đầu bán ṿi hoa sen trên Amazon vào đầu năm, anh hứa sẽ tuân theo tất cả quy tắc trên sàn thương mại điện tử này.
Tuy nhiên, Zhang thừa nhận rất khó để tuân theo một quy tắc trong số đó là "chỉ đánh giá thực tế". Anh hiểu những rủi ro của việc gian lận, nhưng tin rằng đó là cách duy nhất để bắt đầu bán hàng ở nước ngoài.
Trung b́nh chỉ có một trong 15 người đă mua để lại đánh giá. "Một số gian hàng trả tiền để có nhiều đánh giá tích cực. Tôi đang nghĩ đến việc nhờ một số bạn bè đánh giá giúp", anh nói.
Amazon đang tăng gấp đôi nỗ lực càn quét các đánh giá giả mạo, vốn đă trở nên phổ biến trên các trang thương mại điện tử trên khắp thế giới. Họ đang nhắm mục tiêu đến những người vi phạm nghiêm trọng nhất trên nền tảng.
Điều đó đặt ra câu hỏi về tương lai của các nhà bán hàng Trung Quốc trên Amazon, v́ nền tảng này gần đây đă chặn một số nhà cung cấp nổi tiếng v́ bị cáo buộc "hành vi đáng ngờ". Kể từ đầu tháng 5, một số người bán thiết bị điện tử lớn nhất của Trung Quốc đă biến mất khỏi kênh trực tuyến của Amazon.
"Gần đây, sau một cuộc điều tra kỹ lưỡng, chúng tôi đă đ́nh chỉ một số tài khoản bán hàng nổi tiếng v́ nhận thấy họ đang vi phạm chính sách rơ ràng và lâu dài của chúng tôi về việc cấm lạm dụng đánh giá", Dharmesh Mehta, Phó chủ tịch phụ trách về tin cậy khách hàng toàn cầu và hỗ trợ đối tác của Amazon, cho biết.
Amazon không điểm mặt cụ thể các nhà bán hàng trong thông báo mới đây nhưng cho biết động thái của họ cũng vấp phải phản ứng mạnh mẽ. Tuy nhiên, nền tảng này cương quyết nhấn mạnh rằng "các quy tắc đều giống nhau đối với mọi người bán, bất kể quy mô hoặc vị thế của họ".
Nền tảng này vốn được biết đến là có "chính sách không khoan nhượng" đối với các hành vi vi phạm, bao gồm yêu cầu bạn bè để lại đánh giá và đưa ra các biện pháp khuyến khích để đăng các đánh giá tích cực. Dù họ thường xuyên đ́nh chỉ các gian hàng vi phạm chính sách đánh giá giả mạo, nhưng đợt càn quét gần nhất đă thu hút sự chú ư rộng răi của công chúng ở Trung Quốc.
"Amazon đóng cửa hàng ngh́n gian hàng mỗi ngày v́ hành vi thao túng hệ thống đánh giá. Lư do lần này rất đáng chú ư là v́ lượng cửa hàng họ đóng quá lớn", Zack Franklin, một nhà tư vấn bán hàng trên Amazon tại Thâm Quyến, nhận định.
Nhà cung cấp thiết bị điện tử Aukey là một trong đơn vị bị ảnh hưởng bởi đợt càn quét mới nhất. Công ty trụ sở tại Thâm Quyến này kiếm được ba phần tư doanh thu từ Amazon trong quư I/2018 và 2019. Hay như Mpow, cửa hàng điện tử do ByteDance điều hành; Patozon do Xiaomi hậu thuẫn, cũng bị ảnh hưởng.
"Lư do chính mà Amazon nhắm mục tiêu đến các nhà bán hàng Trung Quốc lớn nhất là để gửi tín hiệu mạnh đến người bán", Franklin cho biết Amazon không quan tâm đến quy mô của nhà bán hàng, nhưng muốn mọi người nhớ thông điệp "Nếu bạn vi phạm các quy tắc, chúng tôi sẽ đóng cửa bạn".
Tất nhiên, "review ảo" không phải là chiêu độc quyền của nhà bán hàng Trung Quốc. Theo chuyên gia, việc tỷ lệ người mua hàng chịu để lại đánh giá rất thấp là vấn đề chung của mọi người bán. Nhưng Franklin cho biết, Trung Quốc nổi lên v́ những nhà bán hàng ở đây có "nhiều tiền và nguồn lực hơn" để cải thiện bằng cách nhờ, thuê đánh giá giả.
Trong những năm gần đây, ngày càng nhiều thương nhân Trung Quốc chuyển sang các nền tảng thương mại điện tử quốc tế lớn, bao gồm eBay và Amazon, để tiếp cận người tiêu dùng bên ngoài thị trường nội địa.
Nhà bán hàng Trung Quốc chiếm đến 75% tổng số người bán mới trên Amazon vào tháng 1/2021, theo báo cáo của công ty tư vấn Marketplace Pulse. Thị phần của nhà bán hàng Trung Quốc trên trang Amazon Mỹ đă tăng lên 63% trong năm nay, từ mức 28% vào năm 2019.
"Một số nhà cung cấp chọn thị trường nước ngoài v́ sự cạnh tranh khốc liệt trong nước. Những người khác, bao gồm các nhà xuất khẩu có kinh nghiệm, sẵn sàng loại bỏ trung gian bằng cách tiếp thị trực tiếp sản phẩm cho người tiêu dùng nước ngoài", Ivan Platonov, Giám đốc nghiên cứu tại EqualOcean, công ty nghiên cứu đầu tư vào Trung Quốc, cho biết.
Nhưng khi gia nhập các nền tảng của Mỹ, họ lại áp dụng các chiến thuật đă quen thuộc trên Taobao và JD, như đánh giá ảo. "Khi họ áp dụng nó cho Amazon, họ sẽ gặp rắc rối", Franklin nói.
Bất chấp cuộc càn quét, một số nhà cung cấp nhỏ vẫn tiếp tục chọn phương pháp này để duy tŕ tính cạnh tranh. "Tôi thừa nhận rằng tôi trả tiền cho một số bài đánh giá, nhưng đó là bởi v́ các đối thủ cạnh tranh của tôi cũng đang làm như vậy. Tôi cũng phải làm điều đó. Nếu có một môi trường cạnh tranh lành mạnh, ai lại muốn những sự lừa dối này", một nhà bán hàng giấu tên nói.
|