Đông Nam Á tê liệt v́ Covid-19. Thật quá khủng khiếp khi nhiều nước ở khu vực Đông Nam Á đang chứng kiến làn sóng dịch Covid-19 thứ hai tồi tệ, khiến hệ thống y tế tê liệt. Điều này cũng đe dọa các nền kinh tế.
Tính từ tháng 4, sau Tết Songkran đến nay, số ca mắc Covid-19 ở Thái Lan tăng theo chiều thẳng đứng, gấp hơn 4 lần, lên trên 137.000 ca. Ngày 27/5, Thái Lan ghi nhận số ca tử vong v́ Covid-19 theo ngày ở mức cao nhất từ đầu dịch với 47 người không qua khỏi trong 24 giờ qua.

Tính tới 27/5, số ca mắc Covid-19 ở Thái Lan đă tăng lên hơn 137.000 ca. Ảnh: Getty
Mặc dù chính phủ trấn an người dân rằng có đủ giường bệnh để điều trị bệnh nhân Covid-19, nhưng hơn nửa số này đều ở bệnh viện dă chiến hoặc bệnh viện được lập trong khách sạn.
“Chúng tôi đang sống trong sợ hăi. Tôi không cảm thấy an tâm vào t́nh h́nh dịch bệnh hiện tại và chúng tôi chỉ c̣n cách phải tự bảo vệ bản thân ḿnh trước dịch bệnh”, Sirirat, một cư dân Bangkok cho biết.
Tại Malaysia, Philippines, số ca mắc mới hàng ngày cũng lên đến mức cao nhất từ trước đến nay khiến các bệnh viện nhanh chóng quá tải. Điều đáng lo ngại là số ca hàng ngày tính theo đầu người trong giai đoạn 7 ngày ở Malaysia lên tới 194 ca/1 triệu dân, cao hơn con số 178 ở Ấn Độ. Đáng chú ư, số liệu gần đây cho thấy, số ca mắc Covid-19 ở trẻ em và trẻ sơ sinh đang gia tăng một cách đáng lo ngại tại Malaysia. Đă có hơn 48.000 trẻ em tại Malaysia bị nhiễm Covid-19, trong đó có gần 6.300 là trẻ dưới 18 tháng tuổi.
Trong khi đó, tại một khu vực ở phía nam khu đô thị Manila của Philippines, 55% người đi xét nghiệm có kết quả dương tính với SARS-CoV-2.
Mặc dù số ca mắc mới bùng nổ ở Thái Lan và Malaysia là đáng lo nhưng các chuyên gia lo ngại hơn về t́nh h́nh ở các nước mà hệ thống y tế kém hơn như Campuchia, Lào và Myanmar.
Số ca mắc ở Campuchia tăng vọt 50 lần từ tháng 2, lên gần 27.000 ca tính tới 27/5.
Trong khi đó, tại Myanmar, từ khi ch́m trong khủng hoảng chính trị từ ngày 1/2, nước này đă ngừng cập nhật đầy đủ số ca mắc Covid-19 hàng ngày.
Lo ngại về một kịch bản xấu như Nam Á, chính phủ một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đang đẩy mạnh tốc độ tiêm chủng cũng như nhanh chóng thông qua việc cấp phép mua vaccine ngừa Covid-19.
Ngày 26/5, Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha cho biết chính phủ nước này đă đẩy nhanh việc tiêm chủng cho các nhân viên y tế và người dân ở những khu vực có nguy cơ, những người từ 60 tuổi trở lên và những người có bệnh nền. Thái Lan đă có hơn 3 triệu người được chủng ngừa Covid-19, trong đó có khoảng 2 triệu người tiêm mũi đầu tiên và khoảng 1 triệu người tiêm mũi thứ hai.
Malaysia cũng đă tăng gấp 3 lần số liều vaccine được sử dụng trung b́nh trong 7 ngày so với chỉ 2 tuần trước
Cùng với việc tăng cường truy dấu, đội ngũ y tế tại Philippines c̣n tiến hành chiến dịch tiêm pḥng lưu động cho một số khu dân cư tại Manila.
“Tại một số khu vực, người dân không cần phải đến các điểm tiêm chủng của chúng tôi nữa và chúng tôi có thể đến tận khu dân cư tiêm vaccine ngừa Covid-19 cho họ. Điều này có ư nghĩa quan trọng, vừa đảm bảo tránh tập trung đông người, vừa bảo vệ bản thân khỏi Covid-19”, một nhân viên y tế cho biết.
Tuy nhiên, với hoàn cảnh của từng quốc gia trong khu vực khác nhau, một dự báo của Economist Intelligence Unit công bố mới đây cho thấy, phải ít nhất tới cuối năm 2022, các nước trong khu vực mới có thể đạt được miễn dịch cộng đồng./.
VietBF@ sưu tập