Covid-19, một đại dịch toàn cầu, nơi cả thế giới phải gồng ḿnh chống đỡ những hậu quả đáng sợ mà nó gây ra. Tuy nhiên, cuộc chiến ấy với từng quốc gia là chẳng hề giống nhau.
Mỹ là một ví dụ. Sau khi trở thành tâm dịch kinh hoàng nhất vào năm 2020, hiện tại số ca nhiễm tại đây đă giảm mạnh khi ngày càng có nhiều người được tiêm chủng. Tổng thống Joe Biden đặt mục tiêu sẽ tiêm chủng toàn bộ cho ít nhất 160 triệu người Mỹ trong tháng 7 sắp tới.
Ấn Độ, câu chuyện lại diễn ra theo cái cách hoàn toàn trái ngược. Làn sóng dịch bệnh thứ 2 đă tạo nên một "địa ngục Covid" đúng nghĩa ở quốc gia này với vô số kỷ lục về người chết và số ca nhiễm. Nhiều bang cạn kiệt oxy, máy thở và giường bệnh, trong khi nhân viên y tế th́ kiệt quệ.
Ấn Độ hiện đang ở giữa thảm họa Covid-19 với làn sóng dịch bệnh lần 2 tấn công. Hiện tại, nơi đây được xem là ổ dịch kinh hoàng nhất, khi số ca nhiễm mới vượt quá mốc 400.000 ca mỗi ngày.
Ở những thành phố chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, cảm giác chẳng khác ǵ chiến tranh. Bệnh viện cạn kiệt từ những nhu yếu phẩm cơ bản, trong khi người ta chết dần v́ thiếu oxy. Gia đ́nh bệnh nhân đi từ bệnh viện này đến trung tâm khác, cố gắng t́m cho được một nơi c̣n giường cho người thân. Bệnh viện kín đặc đến mức người bệnh phải nằm chung giường, hoặc dưới sàn nhà.
Cộng đồng t́nh nguyện viên phải hỗ trợ dựng các trung tâm khám chữa tạm thời, trong khi các ḷ hỏa táng phải dựng thêm giàn thiêu v́ không thể đáp ứng được lượng người chết quá khổng lồ.
Tổng thống Joe Biden đă nhấn mạnh, dịp lễ ngày 4/7 sắp tới là một cột mốc quan trọng của cuộc chiến chống Covid-19 ở quốc gia này. Ông đặt mục tiêu tiêm chủng cho ít nhất 160 triệu người Mỹ cho tới ngày hôm đó, và 70% dân số Mỹ được tiêm ít nhất 1 mũi.
"Chúng tôi sẽ khiến việc tiếp cận vaccine dễ dàng hơn rất nhiều," - ông Biden quả quyết.
Tính đến sáng ngày 13/5, khoảng 59% người Mỹ trưởng thành được tiêm ít nhất 1 mũi, và 117 triệu người - tương đương 46% dân số được tiêm chủng toàn bộ. Việc chương tŕnh vaccine đang triển khai tốt đă giúp số ca nhiễm mới giảm mạnh. Hôm 10/5, lần đầu tiên kể từ tháng 9/2020, số ca nhiễm trung b́nh trong 1 tuần của Mỹ chỉ c̣n 40.000 ca mỗi ngày.
Như tại Wyoming, hơn 1/4 người trưởng thành cho biết họ sẽ không tiêm vaccine, theo số liệu từ khảo sát của Cục Dân số. Tại 4 tiểu bang khác - Montana, North Dakota, Kentucky và Ohio, 20% cho nhận định tương tự.
Hơn 3,2 triệu ca nhiễm đă được ghi nhận tại Argentina cho đến thời điểm hiện tại, với hơn 69.000 người tử vong. Tổng thống Alberto Fernández v́ thế phải nới rộng phong tỏa tới ngày 21/5, với các lệnh cấm tụ tập trên 10 người. Ngoài ra, chính phủ Argentina cũng đồng ư hoăn lại các kỳ bầu cử sắp sửa diễn ra.
Nước Anh khởi đầu năm 2021 với tư cách thuộc nhóm các quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ dịch bệnh. Nhưng 4 tháng trôi qua, có vẻ như việc phong tỏa nghiêm ngặt cùng chiến dịch tiêm chủng đang cho họ những trái ngọt.
Hiện tại, số người nhập viện v́ Covid-19 tại Anh Quốc đă giảm mạnh. Anh, Scotland và Bắc Ireland không ghi nhận ca tử vong nào vào ngày 9/5 - lần đầu tiên trong ṿng 14 tháng qua. Đầu tháng 4/2021, hơn 2/3 người trưởng thành tại Anh Quốc đă được tiêm ít nhất 1 mũi. 1/3 hoàn tất tiêm chủng.
Việc các ca nhiễm mới giảm mạnh đă cho phép chính phủ hướng đến kế hoạch tái mở cửa nền kinh tế, dù hàng không quốc tế vẫn bị giới hạn.
Nhưng vào tháng 2/2021, Bộ Y tế Nam Phi lại đ́nh chỉ sử dụng vaccine AstraZeneca, ngay sau khi phát hiện ra loại vaccine này chỉ cho mức bảo vệ rất hạn chế với các ca thể nhẹ và vừa của biến chủng Covid-19 tại quốc gia này. Tháng 4/2021, Bộ trưởng Bộ Y tế Zweli Mkhize cũng ban hành lệnh tương tự với vaccine của Johnson & Johnson, sau các báo cáo liên quan đến chứng bệnh đông máu hiếm gặp sau khi tiêm chủng.
Dù sau đó đă tiếp tục sử dụng vaccine của Johnson & Johnson - chủ yếu là thử nghiệm trên các nhân viên y tế tuyến đầu, chương tŕnh tiêm chủng của quốc gia này về bản chất vẫn chưa được vận hành, ít nhất là đến ngày 17/5.
Ngày 17/5, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ kết thúc đợt phong tỏa dài nhất kể từ đầu đại dịch. Mục tiêu của họ cũng rất rơ ràng: Đưa số ca nhiễm trung b́nh mỗi ngày xuống dưới 5000 trước khi mùa du lịch bắt đầu.
Trên thực tế, đây cũng là một nước đi bắt buộc của Thổ Nhĩ Kỳ. Quốc gia này ghi nhận số ca nhiễm kỷ lục từ giữa tháng 4/2021, với hơn 60.000 ca mỗi ngày. Kể từ đó, họ áp dụng các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt, qua đó giúp số ca nhiễm giảm xuống c̣n khoảng 15.000 ca mỗi ngày.
Nhưng con số giảm xuống ấy cũng chẳng thấm vào đâu khi mùa du lịch sắp đến. Anh Quốc hiện đă đặt Thổ Nhĩ Kỳ vào danh sách "vùng đỏ", trong khi Nga đ́nh chỉ các chuyến bay từ đất nước này. Bộ trưởng Bộ ngoại giao Mevlut Cavusoglu đă cố gắng trấn an du khách trong cuộc họp báo gần đây, với thông báo bất kỳ ai trong ngành du lịch sẽ được tiêm chủng toàn bộ vào tháng 6 sắp tới.
Thổ Nhĩ Kỳ đă bắt đầu chiến dịch tiêm chủng từ tháng 1/2021 với vaccine Sinovac của Trung Quốc, sau đó bổ sung thêm Pfizer của Mỹ. Họ cũng đă kư hợp đồng với Nga để phân phối vaccine Sputnik V, đồng thời phát triển vaccine của riêng ḿnh.
|