Da là nơi cư trú của khoảng 1.5 ngh́n tỷ vi khuẩn, nhưng không phải tất cả trong số chúng đều gây hại cho cơ thể, một số thậm chí c̣n quan trọng đối với sức khỏe. Đó là lư do những bộ phận khác nhau nên được chăm sóc theo những cách khác nhau.
Một số nơi trên cơ thể không nhất thiết phải tắm rửa bằng xà pḥng hàng ngày, ngược lại với nhiều bộ phận khác, việc tắm rửa sạch sẽ là điều bắt buộc để loại bỏ vi khuẩn. Dưới đây là 6 vị trí mà nhiều người vẫn không làm sạch đúng cách.
1. Bàn chân
Bàn chân là một trong những bộ phận cơ thể cần được rửa sạch bằng xà pḥng. Tuy nhiên, nhiều người trong chúng ta bỏ qua bộ phận này, nghĩ rằng nó sẽ được làm sạch nhờ xà pḥng và nước chảy từ thân người xuống khi tắm.
Thực tế, bàn chân là nơi dễ tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh, có khả năng cao nhiễm nấm da chân, đặc biệt khi bạn đi dép, không mang tất hoặc chân đổ mồ hôi nhiều.
Đó là lư do tại sao mà bác sĩ da liễu khuyên rằng, không chỉ rửa chân bằng xà pḥng mà c̣n phải chà bằng đá bọt (loại đá núi lửa, do bên trong chứa nhiều khí nên nó có thể nổi trên nước) hằng ngày.
Không gian giữa các ngón chân cũng cần làm sạch kỹ lưỡng, bất kể là bạn đi loại giày hay tất nào. Để tránh vi khuẩn, vi trùng xâm nhập, lây lan, sau khi rửa sạch chân bằng nước và xà pḥng cần lau khô cẩn thận bằng khăn.
2. Sau gáy
Mùa hè nóng bức khiến vùng da sau gáy của bạn thường xuyên đổ mồ hôi, đặc biệt với những bạn tóc dài hoặc tập thể dục thường xuyên. Đây là điều kiện thuận lợi “dẫn dụ” vi khuẩn tụ tập. Chính v́ vậy, bạn cần rửa sạch vùng sau gáy bằng xà pḥng và miếng bọt biển tẩy tế bào chết hoặc khăn ướt để ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn.
3. Đôi mắt
Không rửa mắt bằng xà pḥng tắm, kể cả loại xà pḥng nhẹ nhất v́ rất dễ gây hại cho giác mạc, củng mạc mắt. Trên thực tế, tuyến lệ (tuyến sản xuất nước mắt) đă đảm nhận nhiệm vụ làm sạch mắt và bảo vệ mắt khỏi các chất kích ứng, bụi bẩn khi chúng bay vào mắt thông qua cơ chế điều tiết nước mắt.
Một biện pháp an toàn để làm sạch mí mắt và lông mi là sử dụng dầu gội trẻ em không mùi. Khuấy đều nửa th́a cà phê dầu gội trẻ em trong cốc nước ấm, sau đó lấy khăn mềm chấm vào hỗn hợp rồi lau quanh vùng mắt thật nhẹ nhàng. Cuối cùng rửa sạch lại bằng nước để loại bỏ hoàn toàn dầu gội.
4. Phần háng
Theo các bác sĩ da liễu, phần bẹn là vị trí cần được làm sạch mỗi ngày. Tại đây có các nếp gấp, là nơi lư tưởng cho vi khuẩn trú ngụ gây mùi hôi, lâu dần dẫn tới lông mọc ngược, nhiễm trùng. Bẹn cũng là một khu vực nhạy cảm trên cơ thể, do đó cách hiệu quả nhất để làm sạch là sử dụng xà pḥng dịu nhẹ, tẩm vào khăn mềm và lau sạch sẽ.
5. Dưới móng tay
Các loại vi khuẩn khác nhau có thể cư trú ở khu vực dưới móng tay của bạn khi tay thực hiện các hoạt động sinh hoạt cầm nắm hàng ngày. Việc rửa tay thông thường không thể loại bỏ tất cả chúng. Theo các bác sĩ, bạn nên ngâm bông với xà pḥng và ngoáy dưới móng tay có tác dụng làm sạch, loại bỏ vi khuẩn, các mảnh vụn bám mà mắt thường không nh́n thấy được.
6. Cánh tay và chân
Trừ khi chúng quá bẩn, c̣n không cánh tay và chân của bạn không cần được rửa mỗi ngày. Bởi da ở các vùng này thường không tiết nhiều dầu nên không cần phải làm sạch bằng xà pḥng thường xuyên. Nếu quá lạm dụng sẽ khiến da bạn bị khô và thiếu sức sống.
Sử dụng dầu xả có thể dẫn đến kích ứng da và xuất hiện mụn trên cơ thể. Để tránh điều này và loại bỏ hết dầu xả, dầu gội c̣n sót trên da, bác sĩ khuyên rằng nên gội đầu, xả sạch và thoa dầu xả, tắm sạch cơ thể. Sau đó xả dầu xả và sữa tắm cùng một lúc. Như vậy, cả dầu xả và sữa tắm đều được loại bỏ hết cùng nhau, không bám dính trên da.
|