Bất chấp mối đe dọa thường trực đến từ các tàu tấn công cỡ nhỏ của Iran, Hải quân Mỹ vẫn đang xúc tiến kế hoạch cho nghỉ hưu các tàu tuần duyên đă 20 năm tuổi trong vài năm tới.
Ngày 10/5, các tàu cao tốc tấn công nhanh trang bị đầy đủ súng ống từ lực lượng hải quân của Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) đă dàn trận bao vây và uy hiếp một trong những tàu ngầm mang tên lửa hành tŕnh uy lực nhất của Hải quân Mỹ tại Eo biển Hormuz ở Vịnh Ba Tư.
Hành động táo tợn này của Iran đă buộc tàu tuần duyên USCGC Maui của lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ, khi đó đang hộ tống tàu ngầm USS Georgia, đă phải nổ súng cảnh cáo.
Vụ uy hiếp này xảy ra khi tàu ngầm USS Georgia cùng các tàu hộ tống đang trên đường đến Vịnh Ba Tư và là sự cố thứ ba trong những tuần gần đây liên quan đến các tàu của Iran.

Tàu tuần duyên USCGC Maui (WPB 1304)
Đây chính là lời nhắc nhở không kém phần quan trọng đối với Mỹ trước thực tế Vịnh Ba Tư là vùng biển nông, chật hẹp - một môi trường hoạt động lư tưởng cho các tàu tấn công cỡ nhỏ và có tốc độ nhanh, chứ không hoàn toàn phù hợp với các tàu chiến cỡ lớn, chậm chạp.
Thế nhưng, bất chấp mối nguy hiểm tiếp tục ŕnh rập, thậm chí c̣n có thể leo thang, do các tàu tấn công nhanh của Iran gây ra, Hải quân Mỹ hiện vẫn đang triển khai kế hoạch cho ngừng hoạt động các tàu tuần tra mà theo đánh giá của nhiều chuyên gia, chúng chính là những phương tiện tốt nhất để tác chiến ở các vùng nước nông.
USS Georgia, với khả năng mang tới 154 tên lửa hành tŕnh Tomahawk, là một trong những tàu chiến được trang bị vũ khí mạnh nhất trên thế giới. Nhưng khi nó nổi lên mặt nước và tiến vào Vịnh Ba Tư qua eo biển Hormuz th́ lại bị 13 tàu cao tốc IRGC không ngần ngại tiến cận uy hiếp.
Nằm kẹp giữa Oman ở phía Nam và Iran ở phía Bắc, eo biển Hormu kéo dài 90 dặm và chỉ rộng có 21 dặm tại điểm hẹp nhất, khiến nó trở thành vùng biển lư tưởng để các tàu tấn công nhanh cỡ nhỏ “phục kích” những đối thủ to lớn hơn.
Không phải vô cớ mà các tàu chiến Mỹ đi qua eo biển này luôn nhận được sự hộ tống dày đặc. Tuy nhiên, dù với tất cả hỏa lực mạnh mẽ được trang bị chống lại các tàu chiến lớn cùng những lực lượng khác trên đất liền, nhiều tàu Mỹ vẫn thiếu khả năng pḥng thủ vững chắc trước những “bầy đàn” tàu tấn công nhanh kích thước nhỏ.
Không ít hơn 6 tàu chiến đă tháp tùng tàu ngầm USS Georgia, gồm tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường USS Monterey, các tàu tuần duyên USS Thunderbolt, USS Hurricane, USS Squall, USCGC Wrangell và USCGC Maui.
Phát ngôn viên Lầu Năm Góc John Kirby nói với các phóng viên hôm thứ Hai: 13 tàu của IRGC đã bao vây 7 tàu chiến của Mỹ với tốc độ cao ở khoảng cách chỉ 140m. Sau đó, tàu tuần duyên Maui đã bắn 30 phát đạn cảnh cáo từ súng máy .50-caliber buộc các tàu Iran phải rời đi.
Trong tương lai, những vụ đụng độ như vậy với tàu USS Georgia có thể sẽ tiếp tục diễn ra. Lực lượng tàu tấn công nhanh IRGC đă quấy rối các tàu chiến của Mỹ hai lần liên tiếp trong tháng Tư.
Thế nhưng, bất chấp mối đe dọa thường trực đến từ các tàu nhỏ như vậy, Hải quân Mỹ vẫn đang xúc tiến kế hoạch cho nghỉ hưu các tàu tuần duyên đă 20 năm tuổi trong vài năm tới. Hiện Hải quân Mỹ chỉ c̣n 11 tàu tuần duyên sau khi cho ngừng hoạt động hai chiếc vào tháng Hai vừa qua.
Việc cắt giảm các tàu nhỏ giúp Mỹ có thể dồn nguồn lực đầu tư cho các tàu lớn mới hơn để đối phó với Nga và Trung Quốc ngoài đại dương. Nhưng kế hoạch thay đổi với “tổng bằng không” đó về cơ cấu lực lượng có thể tạo ra lỗ hổng nghiêm trọng trong hệ thống pḥng thủ của Mỹ ở Vịnh Ba Tư.
Vấn đề hiện nay nằm ở chỗ, lực lượng tuần tra nước nông của Mỹ đang co lại nhanh chóng trong khi mối đe dọa từ các tàu tấn công nhanh của Iran lại đang gia tăng. Bryan McGrath, Giám đốc công ty tư vấn hải quân FerryBridge Group ở Maryland, cho rằng đây chính là một vấn đề mà Mỹ sẽ phải đối diện.
VietBF @ Sưu tầm