Chưa có quyết định chính thức nào từ chính quyền Biden đưa ra nhưng giới chuyên gia nhận định khả năng Mỹ quay lại CPTPP là hoàn toàn có thể.
Tại hội thảo CPTPP - cơ hội mở rộng thị trường châu Mỹ cho hàng xuất khẩu Việt Nam, ngày 27/4, ông Phạm Cao Cường - Phó viện trưởng Viện nghiên cứu châu Mỹ (Viện Hàn lâm Khoa học xă hội Việt Nam) cho hay, đang có những tín hiệu cho thấy Mỹ quay trở lại hiệp định này trong 2 năm đầu nhiệm kỳ Tổng thống Biden.
"Dấu hiệu quay trở lại", theo phân tích của Phó viện trưởng Viện nghiên cứu châu Mỹ, ngoài sự quan tâm của chính quyền Tổng thống Biden với CPTPP, c̣n bởi thương mại của Mỹ với các nước đang giảm mạnh. Việc quay trở lại với CPTPP sẽ đem lại nhiều cơ hội cho nước Mỹ trong tăng trưởng, giảm thâm hụt thương mại với các quốc gia.
Các diễn giả tham dự hội thảo ngày 27/4.
Cũng nhận xét về tương lai CPTPP có Mỹ, nhưng ông Dustin Daugherty - Giám đốc phát triển kinh doanh Bắc Mỹ Dezan Shira & Associates cho rằng, chính quyền của Tổng thống Biden rất ủng hộ CPTPP nên họ có thể cân nhắc, xem xét về khả năng việc quay lại với hiệp định này. "Chúng ta vẫn kỳ vọng một điều tích cực xảy ra vào cuối nhiệm kỳ khi chính quyền này rất ủng hộ CPTPP", Dustin nhận xét.
Khả năng Mỹ quay trở lại CPTPP gần đây được giới chuyên gia nhắc tới khá nhiều, nhất là sau khi ông Joe Biden đắc cử Tổng thống Mỹ - người vốn theo đuổi mục tiêu này trong thời gian dài khi c̣n là phó tổng thống dưới thời Obama.
Nhà kinh tế học Mỹ Stephen Roach trong cuộc phỏng vấn cuối năm ngoái cũng nhận định về khả năng "Mỹ trở lại khuôn khổ CPTPP đă được đàm phán rất kỹ lưỡng dưới thời chính quyền của Tổng thống Barack Obama và ông Joe Biden".
Ông Stephen cho rằng, tham gia CPTPP sẽ giúp Mỹ củng cố các mối quan hệ chiến lược và kinh tế với châu Á - khu vực đă trở thành động lực cho tăng trưởng toàn cầu và dự kiến sẽ chiếm 50% nền kinh tế toàn cầu vào năm 2040. Chưa kể, bối cảnh Covid-19 càng cho thấy những lỗ hổng của chuỗi cung ứng toàn cầu. Việc thiết lập chuỗi cung ứng bền vững với các đối tác đáng tin cậy là một giải pháp quan trọng để tăng cường khả năng phục hồi trong các mạng lưới này, và CPTPP đáp ứng yêu cầu này.
Việc Mỹ tham gia CPTPP vẫn "ở th́ tương lai", song theo các chuyên gia, doanh nghiệp Việt Nam vẫn có thể cân nhắc "con đường ṿng nào đó" để tận dụng tốt các ưu đăi thuế quan, các mối liên kết kinh tế và cơ sở hạ tầng sẵn có của các nước thành viên CPTPP ở khu vực châu Mỹ.
Đồng t́nh, Thứ trưởng Công Thương Đỗ Thắng Hải cho rằng, châu Mỹ là khu vực tiềm năng, có mối liên kết kinh tế ràng buộc thông qua các hiệp định thương mại tự do. Nên tận dụng tốt các cơ chế liên kết kinh tế và ưu đăi thương mại này, doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể t́m thấy những cơ hội kinh doanh thuận lợi, đa dạng hóa mặt hàng và thị trường xuất khẩu.
Hiệp định CPTPP được phê chuẩn vào 30/12/2018 và có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 14/1/2019. Năm 2020, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực châu Mỹ đạt gần 111,5 tỷ USD, tăng 16% so với năm 2019.
Canada và Mexico được nhắc tới là hai thị trường xuất khẩu "mới nổi" của Việt Nam nhờ CPTPP. Sau hai năm thực thi, kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang Canada và Mexico tăng trưởng mạnh mẽ, lần lượt đạt 4,4 tỷ USD, tăng 45% và 3,17 tỷ USD, tăng 41% so với cùng kỳ năm 2018.
Ba tháng đầu năm nay, xuất khẩu sang Canada tăng 15%, đạt 1,13 tỷ USD, Chile tăng 12% đạt 321 triệu USD, Mexico tăng 17% đạt 931 triệu USD và Peru tăng 35% đạt 134 triệu USD... Kim ngạch xuất khẩu tăng, cơ hội mở rộng, nhưng bà Nguyễn Cẩm Trang - Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) nhấn mạnh sự chủ động của doanh nghiệp khi đưa hàng sang các nước khu vực châu Mỹ nhờ CPTPP.
Bởi, thực tế theo bà vừa qua nhiều doanh nghiệp quan tâm tới quy tắc xuất xứ khi xuất khẩu hàng theo ưu đăi CPTPP do đối tác nhập khẩu yêu cầu hơn là sự chủ động t́m hiểu của chính họ. "Khi bước vào sân chơi mới, doanh nghiệp cần thay đổi tư duy kinh doanh, có sự chủ động chuẩn bị bài bản hơn về nhân lực, tài lực để tiếp cận thị trường mới", bà Trang lưu ư.
VietBF@sưu tập