Hồng Kông rớt khỏi danh sách của Tổ chức Di sản về khu vực thương mại tự do nhất được công bố vào hôm 4/3 - một năm sau khi mất vị trí số 1 mà nơi này đă giữ trong nhiều thập kỷ, bởi v́ Bắc Kinh đă áp đặt luật an ninh quốc gia đối với thành phố, trong đó nghiêm cấm các hành vi ly khai.
Hồng Kông lần đầu tiên rớt khỏi danh sách của Tổ chức Di sản
Báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) đưa tin, Hồng Kông rớt khỏi danh sách Tổ chức Di sản về khu vực thương mại tự do nhất được công bố vào hôm 4/3 - một năm sau khi mất vị trí số 1 mà nơi này đă giữ trong nhiều thập kỷ.

Đặc khu trưởng Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh
Hồng Kông và Ma Cao đă lặng lẽ bị loại bỏ hiện diện, và được liệt kê cùng với Trung Quốc. Các nhà phân tích cho biết, việc phân loại nền kinh tế của khu vực này cùng với Trung Quốc đă phản ánh "quyền kiểm soát tối cao" của Bắc Kinh đối với thành phố.
Quan chức phụ trách tài chính của Hồng Kông Paul Chan Mo-po cho biết, động thái này là không hợp lư. "Tôi không đồng ư rằng chính sách kinh tế của chúng ta đă được chính quyền trung ương tiếp quản. Đối với tôi, quyết định đó hẳn đă bị ảnh hưởng bởi những yếu tố chính trị."
Ông khẳng định thành phố vẫn được hưởng khả năng cạnh tranh kinh tế với ḍng vốn tự do tiếp tục diễn ra theo nguyên tắc quản lư đối với Hồng Kông là "một quốc gia hai chế độ".
Trước đó, nhóm nghiên cứu đă viết: "Chỉ số năm nay chỉ đo lường kinh tế ở các quốc gia độc lập, nơi các chính phủ thực hiện quyền kiểm soát có chủ quyền đối với các chính sách kinh tế."
Thành phố hưởng lợi từ các chính sách của Bắc Kinh
Cũng trong báo cáo của nhóm nghiên cứu, Hồng Kông và Ma Cao được hưởng lợi từ các chính sách mang lại tự do kinh tế lớn hơn ở Trung Quốc Đại lục, th́ "những phát triển trong các năm gần đây đă chứng tỏ rơ ràng rằng những chính sách đó cuối cùng đă được Bắc Kinh kiểm soát".
Hồng Kông nhiều lần dẫn trước Singapore trước khi Singapore vươn lên dẫn đầu vào năm 2020 - lần đầu tiên sau 25 năm, khi trung tâm tài chính này phải vật lộn với nhiều tháng biểu t́nh chống chính phủ vào năm 2019.
Trước những hoạt động biểu t́nh, Bắc Kinh đă áp đặt luật an ninh quốc gia đối với thành phố, trong đó nghiêm cấm các hành vi ly khai, lật đổ, khủng bố và cấu kết với các thế lực nước ngoài.
Trung Quốc đứng vị trí từ 107 trong danh sách, và nằm trong số các nền kinh tế được đánh giá là "hầu như không tự do". Điểm chỉ số của Hồng Kông năm nay được mô tả là "không khả dụng".
Singapore đứng đầu danh sách năm thứ 2 liên tiếp với số điểm 89.7. Top 5 khu vực đứng đầu là New Zealand, Australia, Thụy Sĩ và Ireland.
Các nhà nghiên cứu đă xét 184 nền kinh tế trên 12 lĩnh vực: quyền tài sản, sự liêm chính của chính phủ, chi tiêu chính phủ, gánh nặng thuế, sức khỏe tài chính, tự do kinh doanh và lao động cũng như chính sách tiền tệ, thương mại, đầu tư và tự do tài chính.