Tại thành phố Mumbai, thủ phủ bang Maharashtra của Ấn Độ, cách biên giới 1.500 dặm từ Trung Quốc, với dân số 20 triệu người, một sự cố mất điện trên diện rộng đă làm tàu hỏa tạm dừng hoạt động, khiến một nghiên cứu ở Mỹ cho rằng, sự cố mất điện ở Mumbai có sự "giật dây" từ Trung Quốc cùng thông điệp cảnh cáo, Ấn Độ sẽ lănh hậu quả nếu khăng khăng đối đầu với Bắc Kinh.
Vào đầu mùa hè năm ngoái, quân đội Trung Quốc và Ấn Độ đă đụng độ biên giới ở thung lũng Galwan hẻo lánh, hai bên đối chọi nhau bằng đá và gậy, dẫn đến thương vong.
Bốn tháng sau đó, tại thành phố Mumbai, thủ phủ bang Maharashtra, cách biên giới 1.500 dặm, với dân số 20 triệu người, một sự cố mất điện trên diện rộng đă khiến tàu hỏa tạm dừng hoạt động, thị trường cổ phiếu đóng cửa. Đặc biệt, sự cố xảy ra trong thời điểm Ấn Độ đối mặt với diễn biến tồi tệ nhất của đại dịch Covid-19, các bệnh viện đă phải chuyển sang sử dụng máy phát điện khẩn cấp để giữ cho máy thở hoạt động.
Trùng hợp
Theo The New York Times, mới đây, một nghiên cứu mới ở Mỹ cho rằng hai sự việc trên có liên quan tới nhau. Lập luận này chỉ ra, mất điện là một phần trong hoạt động mạng của Trung Quốc đối với điện lưới Ấn Độ, việc [Bắc Kinh] lựa chọn thời điểm này v́ muốn phát đi thông điệp: Nếu Ấn Độ quá nhấn mạnh về chủ quyền lănh thổ, có thể dẫn đến hậu quả là mất điện trên toàn quốc.
Nghiên cứu chỉ ra rằng, khi một cuộc đối đầu ác liệt xảy ra trên dăy Himalaya khiến ít nhất hai mươi người thiệt mạng th́ phần mềm độc hại của Trung Quốc đang thâm nhập vào hệ thống kiểm soát quản lư điện lực được cung cấp trên toàn Ấn Độ, cũng như một trạm truyền tải điện cao thế và một nhà máy nhiệt điện than.
Phần mềm độc hại được phát hiện bởi Recorded Future, một công ty ở Somerville, Massachusetts (Mỹ), nghiên cứu việc sử dụng internet của người dùng. Nó phát hiện ra hầu hết các phần mềm độc hại chưa được kích hoạt. Hơn nữa, v́ Recorded Future không thể thâm nhập vào hệ thống điện lưới của Ấn Độ nên họ không thể kiểm tra chi tiết của các mă code được đặt trong các hệ thống phân phối điện chiến lược trên khắp Ấn Độ. Mặc dù công ty đă thông báo cho các nhà chức trách Ấn Độ nhưng cho đến nay, các nhà chức trách vẫn chưa thông báo bất kỳ phát hiện nào.
Stuart Solomon, Giám đốc điều hành của Future Records, cho biết một nhóm có tên Red Echo, do Trung Quốc tài trợ, "dường như đang lợi dụng một cách có hệ thống các kỹ thuật thâm nhập mạng tiên tiến để âm thầm chiếm hàng chục nút quan trong trong hạ tầng truyền tải và phát điện khắp Ấn Độ".
Phát hiện này đặt ra câu hỏi liệu sự cố mất điện xảy ra ở Mumbai, một trong những trung tâm thương mại sầm uất nhất của Ấn Độ hôm 13/10, có phải là điều mà Bắc Kinh muốn truyền tải: Nếu Ấn Độ tích cực thúc đẩy chủ trương biên giới th́ điều ǵ đă xảy ra.

Vụ đụng độ ở biên giới giữa binh lính Trung-Ấn vào năm ngoái. Ảnh: CCTV
Các bản tin thời điểm đó dẫn lời giới chức Ấn Độ cho biết, nguyên nhân mất điện là do Trung Quốc tấn công mạng vào một trung tâm quản lư phụ tải điện gần đó. Các nhà chức trách đă bắt đầu một cuộc điều tra chính thức, và kết quả vốn sẽ được công bố trong ṿng vài tuần tới. Kể từ đó, các quan chức Ấn Độ vẫn giữ im lặng về mă code của Trung Quốc và liệu nó có gây ra sự cố mất điện ở Mumbai hay không, đồng thời không nói về bằng chứng được Recorded Future cung cấp.
Ấn Độ vẫn đang t́m kiếm mă code. Nhưng một cựu quan chức ngoại giao Ấn Độ chỉ ra rằng việc thừa nhận sự can dự của Trung Quốc có thể khiến các nỗ lực ngoại giao gần đây của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar nhằm xoa dịu căng thẳng biên giới trở nên khó khăn.
Future Records cho biết, "cái gọi là mối liên hệ giữa việc mất điện và việc phát hiện ra phần mềm độc hại (trong hệ thống) chưa được chứng thực" nhưng lại chỉ ra rằng, "nhiều bằng chứng cho thấy các trung tâm điều phối phụ tải điện của Ấn Độ đă bị tấn công phối hợp". Các trung tâm này chịu trách nhiệm cân bằng nhu cầu điện ở các khu vực của Ấn Độ.
"Tôi nghĩ rằng tín hiệu (từ Trung Quốc) nhằm cho thấy, trong thời kỳ khủng hoảng, chúng tôi có thể và có khả năng làm điều này", D.S. Hooda, Trung tướng về hưu, chuyên gia phụ trách mạng Ấn Độ-Pakistan và biên giới Trung-Ấn nói. "Nó giống như một lời cảnh báo cho Ấn Độ: Chúng tôi có khả năng này".
Phụ thuộc
Cả Ấn Độ và Trung Quốc đều duy tŕ các kho vũ khí hạt nhân cỡ trung b́nh, vốn được coi là biện pháp răn đe tối thượng theo truyền thống. Nhưng không bên nào tin rằng bên kia sẽ mạo hiểm chiến tranh hạt nhân để giải quyết tranh chấp liên quan đến Đường kiểm soát thực tế.
Các cuộc tấn công mạng mang lại cho các bên một lựa chọn khác - không mang tính hủy diệt như các cuộc tấn công hạt nhân, nhưng có thể mang lại cho một quốc gia lợi thế chiến lược và tâm lư.
Trong trường hợp của Ấn Độ, Future Records đă gửi những phát hiện của ḿnh cho Nhóm Ứng cứu Khẩn cấp Máy tính (CERT-In) ở Ấn Độ. CERT-In là một cơ quan điều tra và cảnh báo sớm, và hầu hết các quốc gia đều có các cơ quan này để theo dơi các mối đe dọa đối với cơ sở hạ tầng quan trọng. Trung tâm hai lần thừa nhận đă nhận được thông tin, nhưng không cho biết cơ quan này có tự t́m thấy mă code trong lưới điện hay không.
Trong hai tuần qua, The New York Times đă liên tục t́m kiếm b́nh luận từ trung tâm và một số quan chức của trung tâm, nhưng không nhận được phản hồi.
Vào tháng 11 năm ngoái, truyền thông địa phương dẫn lời Giám đốc Sở điện lực bang Maharashtra, nói rằng sự cố mất điện ở Mumbai là một hoạt động phá hoại, nhưng hiện ông từ chối b́nh luận về sự cố này.
Các chuyên gia quân sự Ấn Độ một lần nữa kêu gọi chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi thay thế các thiết bị do Trung Quốc sản xuất trong lĩnh vực năng lượng và hệ thống đường sắt quan trọng của Ấn Độ.
"Vấn đề là chúng ta vẫn chưa thể thoát khỏi sự phụ thuộc vào phần cứng và phần mềm nước ngoài", tướng Hooda nói.
Chính phủ Ấn Độ trước đây đă tuyên bố rằng họ đang xem xét các hợp đồng công nghệ thông tin của Ấn Độ, bao gồm cả hợp đồng với các công ty Trung Quốc. Nhưng thực tế là việc phá bỏ cơ sở hạ tầng hiện có rất tốn kém và khó khăn.