Dưới đây là một số thói quen có thể gây hại cho sức khỏe, theo Bright Side.
1. Trang điểm đậm:
Thói quen này đặc biệt có hại trong mùa hè nóng bức hoặc khi tập thể dục thể thao. Khi bạn toát mồ hôi, lớp trang điểm có thể chặn mồ hôi toát ra, bịt kín lỗ chân lông, gây hại cho làn da của bạn.
2. Dùng dầu gội trước dầu xả
Với những người có tóc khô và hư tổn, việc dùng dầu xả trước dầu gội có thể có ích.
Dầu xả đóng vai trò như một lớp nền bảo vệ tóc trước dầu gội. Nhờ đó, tóc vẫn giữ được độ ẩm tự nhiên. Ngoài ra, dầu xả cũng giúp cho dầu gội được phân tán đều hơn trên tóc.
3. Làm việc trên giường
Thói quen này có thể khiến cảm giác stress gắn liền với chiếc giường ấm cúng, gây ra chứng khó ngủ sau đó. Hãy làm việc ở một nơi khác ngoài giường trước khi lên giường đi ngủ.
4. Dùng sản phẩm chăm sóc da đựng trong hũ
Các sản phẩm đựng trong hũ bị tiếp xúc với không khí nhiều hơn mỗi lần chúng ta mở nắp. Quá trình oxy hóa này có thể giảm tác dụng của sản phẩm.
Có cả những lo ngại về việc vi khuẩn xâm nhập các hũ kem khi chúng ta dùng tay lấy kem.
5. Dùng một loại chăm sóc da trong 10+ năm
Làn da thay đổi liên tục, vì thế, việc thay đổi các sản phẩm chăm sóc da phù hợp là rất quan trọng. Ví dụ, khi chúng ta già đi, da trở nên mỏng hơn, chúng ta nên sử dụng các sản phẩm thiên về da nhạy cảm.
6. Nhổ lông mũi
Việc này phá hỏng rào chắn bảo vệ của mũi, khiến chúng ta dễ bị dị ứng hơn. Ngoài ra, nhổ lông mũi cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da.
7. Dùng quá nhiều son dưỡng
Liên tục dùng son dưỡng có thể có hại cho đôi môi vì nó ngăn tế bào chết rơi rụng. Vì thế, hãy thường xuyên tẩy tế bào chết cho môi để tránh tình trạng tế bào chết chất đống.
8. Đi dép xỏ ngón
Dép xỏ ngón có thể gây hại cho đầu gối, lưng và hông. Nguyên nhân là dép xỏ ngón không giúp bảo vệ đôi chân khi đi bộ, dồn nhiều sức ép vào chân. Đi dép xỏ ngón thường xuyên cũng có thể gây chuột rút.
9. Mặc quần bó
Quần bó có thể ảnh hưởng đến cơ bắp và tuần hoàn máu. Một chiếc quần thoải mái sẽ tốt cho sức khỏe hơn.
10. Ngủ nướng cuối tuần
Ai cũng muốn thức dậy muộn hơn vào ngày cuối tuần sau cả tuần dậy sớm. Nhưng dậy quá muộn có thể phá hỏng đồng hồ sinh học, khiến việc thức dậy vào thứ 2 khó khăn hơn bao giờ hết. Thực ra, thói quen này từng được cho là có liên quan đến các vấn đề sức khỏe.
Vì sao ngủ nướng cuối tuần có thể gây hại sức khỏe?
Theo một nghiên cứu năm 2017, khi bạn có thói quen ngủ đều đặn vào các ngày trong tuần, nhưng đến cuối tuần bạn lại thức đêm và ngủ nướng, bạn có thể đang gây hại cho sức khỏe.
CBS News đưa tin về nghiên cứu, trong đó các nhà khoa học giải thích lịch trình ngủ-thức thất thường trên là sự trái ngược giữa giữa đồng hồ sinh học của cơ thể và giờ đi ngủ thực tế.
Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đánh giá gần 1.000 người lớn, từ 22 đến 60 tuổi. Những người này được hỏi về thời lượng ngủ và chất lượng giấc ngủ vào các ngày trong tuần và cuối tuần. Họ cũng được hỏi về bất kỳ chứng mất ngủ nào và về sức khỏe chung.
Kết quả cho thấy: lịch trình ngủ-thức thất thường có liên quan đến bệnh tim, trầm cảm và các vấn đề khác.
Sierra Forbush, người đứng đầu nghiên cứu, nhà khoa học của Đại học Arizona (Mỹ), cho biết: "Với lịch trình ngủ-thức kiểu này, bạn có nhiều khả năng mắc bệnh tim, mệt mỏi, buồn ngủ và có tâm trạng tồi tệ hơn".
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra: với mỗi giờ giấc ngủ bị dịch chuyển, bạn có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn khoảng 11%, theo chẩn đoán của bác sĩ.
Mỗi giờ ngủ bị dịch chuyển cũng tăng nguy cơ có tình trạng sức khỏe kém/trung bình cao hơn 28%, theo nghiên cứu.
Theo Tiến sĩ Alon Avidan, giám đốc Trung tâm Rối loạn giấc ngủ của đại học California, Los Angeles, nghiên cứu cho thấy không chỉ thời lượng ngủ mà cả sự nhất quán của lịch trình ngủ cũng quan trọng.
Avidan nói: "Nghiên cứu này cho thấy chúng ta cần phải có một lịch trình ngủ-thức phù hợp bên cạnh một giấc ngủ đủ và đều đặn".
VietBF @ Sưu tầm