Trước nay chúng ta vốn coi tủ lạnh là nơi lưu trữ tất cả các loại thực phẩm an toàn nhất nhưng thực tế lại không phải như vậy, đặc biệt là với 5 loại thực phẩm này, càng để trong tủ lạnh càng trở nên nhanh hỏng, thậm chí gây biến đổi mùi vị và làm hại sức khỏe nếu ăn vào.
Nếu muốn cất trữ thực phẩm để bảo quản được thêm vài ngày thì bạn sẽ cất ở đâu? Chắc hẳn hầu hết mọi người sẽ nói đó là cất trong chiếc tủ lạnh. Hiện nay tủ lạnh có thể nói là một thiết bị điện cần có trong mỗi gia đình, nó có thể giúp kéo dài thời gian bảo quản thực phẩm và mang lại sự tiện lợi lớn cho cuộc sống của con người.
Mọi người có thể nghĩ rằng thực phẩm chắc chắn sẽ an toàn hơn khi được giữ trong tủ lạnh. Do đó, trái cây, rau, thịt và thức ăn thừa trong cuộc sống thường được chất thành đống trong tủ lạnh, bởi chúng ta vẫn nghĩ rằng cách làm này là đúng.
Nhưng trên thực tế, một số loại thực phẩm để trong tủ lạnh sẽ đẩy nhanh quá trình hư hỏng, ảnh hưởng đến mùi vị, thậm chí sinh ra nhiều loại vi khuẩn có hại. Dưới đây là 5 loại thực phẩm quen thuộc trong cuộc sống mà bạn nên cân nhắc có thực sự nên cất vào tủ lạnh hay không.
1. Quả chuối
Tốt nhất, bạn không bảo quản chuối chưa chín trong tủ lạnh. Điều này là bởi chuối rất nhạy cảm với nhiệt độ thấp, môi trường nhiệt độ dưới 11-13 độ C làm cho chuối xanh không thể chín bình thường được, vỏ cũng trở nên xám đen, giá trị bên trong sẽ giảm đi đáng kể.
Đối với chuối đã chín, bạn có thể để trong tủ lạnh nhưng vỏ chuối sẽ bị biến sắc, làm mất đi sự hấp dẫn của quả chuối. Vì trong vỏ chuối có chứa nhiều chất phenolic và polyphenol oxidase, không tránh khỏi bị va đập, ma sát và nhiệt độ thấp trong quá trình vận chuyển sẽ làm tổn thương tế bào vỏ chuối, khiến các chất này thoát ra khỏi vỏ chuối. Polyme hóa thành melanin làm vỏ chuối chuyển sang màu đen.
2. Củ hành
Khuyến cáo bạn không nên cho hành tươi vào tủ lạnh, vì nó có mùi hương rất nồng và sẽ làm ám mùi vào các nguyên liệu khác trong tủ lạnh! Hơn thế, hành tây sẽ trở nên mềm, thậm chí bị mốc nếu để trong tủ lạnh quá lâu.
Vì vậy, tốt nhất nếu muốn bảo quản củ hành trong tủ lạnh bạn nên đóng gói kín nó lại và sử dụng nó càng sớm càng tốt.
3. Khoai tây
Nhiệt độ của tủ lạnh sẽ chuyển hóa tinh bột trong khoai tây thành đường và cũng ảnh hưởng đến kết cấu của củ khoai tây. Cho dù bạn có là một người nghiện khoai tây đến mấy thì chắc rằng bạn cũng sẽ không thể thích nổi hương vị của khoai tây sau khi được cất trong tủ lạnh đâu.
Bảo quản khoai tây trong môi trường khô ráo, thoáng mát là đủ.
4. Trái cây nhiệt đới
Lý do tại sao trái cây nhiệt đới và cận nhiệt đới sợ nhiệt độ thấp liên quan đến vùng trồng và khí hậu của chúng. Nói chung, trái cây được trồng ở những vùng ấm áp, đặc biệt là các loại trái cây mùa hè, ít chịu được nhiệt độ thấp hơn như trái cây được trồng ở những vùng có khí hậu lạnh hơn.
Vì vậy, một số loại trái cây ôn đới như nho, táo, lê... có thể giữ tươi trong tủ lạnh, còn chuối, xoài bảo quản ở nhiệt độ trên 10 độ C thì vỏ sẽ chuyển sang màu đen, dứa thì bảo quản ở nhiệt độ 6-10 độ C không chỉ vỏ bị đổi màu mà cả cùi dứa cũng bị "ướt sũng" đầy nước. Khi vải thiều, nhãn, chôm chôm... được bảo quản ở nhiệt độ 1-2 độ C trong tủ lạnh, màu sắc của vỏ quả không còn tươi nữa mà trở nên sẫm màu và phần bên trong bắt đầu xuất hiện các đốm giống như "vết bỏng", chính các đốm này là nơi có xu hướng dễ thối rữa hơn.
Ngoài ra, sau khi lấy trái cây nhiệt đới ra khỏi tủ lạnh, chúng sẽ nhanh hỏng hơn ở nhiệt độ bình thường, vì vậy bạn cần ăn chúng càng sớm càng tốt.
5. Sản phẩm khử trùng kín, được đóng hộp
Đồ hộp, sữa ở nhiệt độ phòng... đều là những sản phẩm đã được tiệt trùng ở nhiệt độ cao, không có vi khuẩn, có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng trong thời gian dài, miễn là bạn chưa mở nắp của chúng. Do đó, chúng cũng không cần đặt trong tủ lạnh.