Ấn Hoàng Đế Bảo Đại 13kg vàng nguyên khối giờ nằm trong tay ai?
Chiều ngày 30/8/1945 tại Quảng trường Ngọ Môn (Huế), trong lễ thoái vị của vua Bảo Đại, nhà sử học Trần Huy Liệu thay mặt phái đoàn đại diện Chính phủ VNDCCH đón nhận cặp ấn và kiếm từ vị vua cuối cùng trong lịch sử Việt Nam.
Ngay hôm sau, đoàn mang quốc ấn và quốc kiếm đưa về Hà Nội. Kể từ ngày ấy, người dân Việt Nam ai cũng nghĩ quốc ấn và quốc kiếm đă được cơ quan VC có trách nhiệm ǵn giữ như những bảo vật quốc gia khác.
Chiếu thoái vị chính thức chấm dứt chế độ quân chủ ở Việt Nam, được vua Bảo Đại viết vào ngày 25/8/1945 tại điện Kiến Trung. Ngày 29/8, khi làm việc với phái đoàn đại diện Chính phủ Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa từ Hà Nội vào, vua Bảo Đại đă trao tờ chiếu cho vị trưởng đoàn là nhà Sử học Trần Huy Liệu. Ông Trần Huy Liệu đă đạt được thỏa thuận với vua Bảo Đại là sẽ tổ chức một buổi lễ để nhà vua công khai tuyên bố trước quốc dân đồng bào, để mọi người đều được biết sự cảm hóa của cách mạng tháng Tám, và nhà vua đă tự nguyện thoái vị, trao quốc ấn và quốc kiếm, bảo vật tượng trưng cho quyền lực của vương triều.
Chiều ngày 30/8/1945, vua Bảo Đại mặc triều phục đọc bản chiếu thoái vị trước hàng vạn người dự mít tinh ở Quảng trường Ngọ Môn. Trong hồi kư Trần Huy Liệu viết, đọc xong tờ chiếu, vua Bảo Đại “giơ hai tay dâng lên chiếc kiếm dài nạm ngọc và sau đó là chiếc ấn vàng h́nh vuông. Tôi thay mặt Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa tiếp nhận hai vật tượng trưng của chế độ phong kiến. Cùng với ấn kiếm c̣n có một chiếc túi gấm đựng một bộ quân cờ bằng ngọc và những thứ quư giá khác”.
Theo nhiều tài liệu lịch sử, báo chí, đặc biệt là hồi kư của cụ Phạm Khắc Ḥe, Ngự tiền Văn pḥng Tổng lư của vua Bảo Đại, chúng ta được biết vào tháng 12/1946, nhiều tài liệu quan trọng, các bảo vật của nhà nước được chuyển lên An toàn khu, hoặc chôn giấu ở Hà Nội.
Cuối năm 1946, trong lúc đào đất xây dựng công tŕnh quân sự ở ngoại thành Hà Nội, lính Pháp t́m thấy một cái thùng dầu hỏa bằng sắt, bên trong đựng một cái ấn và một cái kiếm bị bẻ găy làm đôi.
Ngày 8/3/1952, người Pháp tổ chức lễ trao lại ấn kiếm cho cựu hoàng Bảo Đại. Sự kiện này được báo Paris Match dành một số đặc biệt đăng bài tường thuật, có nhiều h́nh ảnh minh họa là tư liệu lịch sử vô cùng quư giá.
Người Pháp trả lại ấn kiếm cho cựu hoàng Bảo Đại là có lư do chính trị. Khi thành lập “Chính phủ quốc gia” do Bảo Đại đứng đầu, người Pháp long trọng tổ chức lễ trả lại ấn kiếm nhằm gây tác động tâm lư đối với nhân dân với hàm ư “vua đi rồi vua lại về”. Vua Bảo Đại thoái vị nay cựu hoàng Đại đă trở về làm Quốc trưởng.
“Chính tay tôi đă lau chùi cặp ấn kiếm khi ông Lê Thanh Cảnh đi tàu bay từ Hà Nội đem lên Ban Mê Thuột giao cho tôi. Cái kiếm bị găy làm đôi. Tôi nhờ hai người hầu cận là anh Tứ Lang và anh Thừa Tể đi hàn lại. Hai anh đem cái kiếm đi hàn rồi nhờ người ta mài để không c̣n thấy dấu vết găy. C̣n cái ấn bằng vàng, chính tay tôi cân nặng 13 kg.
Năm 1996, một nhân chứng quan trọng là bà Mộng Điệp, thứ phi của vua Bảo Đại, kể chuyện này với nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân (Huế) khi ông “Qua Pháp t́m Huế xưa”, như sau: “Họ trả lại ấn kiếm cho nhà Nguyễn nhưng ông Bảo Đại lúc ấy đang nghỉ mát ở bên Tây, không ai đủ tư cách để nhận lại cả. Ông Lê Thanh Cảnh làm việc cho Pháp thấy thế gọi dây nói lên Buôn Mê Thuột gặp tôi. Nhưng tôi chưa thấy những báu vật ấy bao giờ, không biết có đúng hai cái ấn kiếm mà ông Bảo Đại đă trao cho ông Trần Huy Liệu năm 1945 hay không (!). Tôi phân vân nên đă mời Đức Từ Cung ở Huế đi tàu bay lên.
Hôm đón ấn kiếm, Đức Từ Cung bắt phải đặt lên một cái bàn ở sân bay Buôn Mê Thuột, phủ khăn đỏ, lạy ấn và kiếm năm lạy rồi mới được phép đưa về Dinh. Sau đó ông Bảo Đại về, tôi nói: “Ấn kiếm Ngài đă trao cho phái đoàn ông Trần Huy Liệu, không hiểu sao lại rơi vào tay người Pháp. Vừa rồi họ gọi trả lại cho Ngài”. Ông Bảo Đại đến giật cái khăn đỏ ra và bảo: “Ờ! Đúng rồi.. Ngày xưa những thứ nầy ra đi nó cứu mạng anh. Bây giờ tự nhiên nó lại về có lẽ ḿnh sắp chết rồi!”. Tôi nói:” Sao lại chết? Đáng lẽ Ngài mừng mới phải?”.
Ông nói đùa với tôi: “Mừng v́ nó 13 kư lô vàng chứ ǵ? Bởi thế em mới cho người canh gác cẩn thận!”. Để khỏi sợ mất một lần nữa, ông Bảo Đại giao cho Nguyễn Duy Trinh (em ruột Nguyễn Duy Quang) ở Sài G̣n đóng một cái cốp sắt đem lên để giữ hai báu vật nầy và một cái mũ của vua Gia Long do Đức Từ Cung mang từ Huế lên. Cái mũ nầy bện bằng tóc, có kết chín con rồng tí tí bằng vàng.
Năm 1953, chiến tranh trở nên ác liệt, không dám đem cặp ấn kiếm về Huế. Cuối cùng ông Bảo Đại viết giấy giao cho tôi mang sang Pháp cùng với một số tư trang. Sau đó tôi giao hai báu vật ấy lại cho Hoàng hậu Nam Phương và Hoàng tử Bảo Long. Khi tôi đem sang giao có mặt các ông Nguyễn Đệ, Nguyễn Duy Quang, Nguyễn Tiến Lăng, Phạm Bích (con ông Phạm Quỳnh). Bốn người bưng hai cái ấn kiếm lên và giúp bà Nam Phương đưa vào tủ sắt”…
Theo các công tŕnh nghiên cứu về ấn chương, bửu tỷ, triều Nguyễn có 24 kim tỷ và ngọc tỷ (ấn bằng vàng và bằng ngọc), được xếp vào loại Quốc bảo. Mỗi ấn được sử dụng cho một loại văn bản nhất định.
Theo ông Paul Boudet - người đă được ông Phạm Quỳnh, với sự đồng ư của vua Bảo Đại, cho xem các tỷ, ấn của các vua Nguyễn được bảo quản trong điện Càn Thành, th́ các vua Nguyễn có đến 46 chiếc tỷ, ấn mà phần lớn được chế tạo sau thời Minh Mạng cho đến thời Khải Định. Sau Cách mạng tháng 8/1945 những bảo vật này được bàn giao cho Chính phủ Việt Nam DCCH. Người nhận bàn giao là ông Lê Văn Hiến, nguyên Bộ trưởng bộ Tài Chính. Hiện tại phần lớn kim tỷ và ngọc tỷ triều Nguyễn đang được bảo quản tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Cặp ấn kiếm do vua Bảo Đại trao cho chính quyền Dân chủ Nhân dân trong ngày đầu lập quốc được quan tâm đặc biệt là v́ giá trị lịch sử của nó.
Cũng theo bà Mộng Điệp, sau khi Hoàng hậu Nam Phương qua đời (1963), cặp ấn kiếm lịch sử đó nằm trong tay Hoàng thái tử Bảo Long. Năm 1980, ông Bảo Đại xuất bản tập hồi kư Le Dragon d’ Annam (Con rồng An Nam), ông muốn dùng con dấu lịch sử đó để làm vi-nhét đặt vào cuối các chương hồi kư nhưng Bảo Long không cho mượn. Ông Bảo Đại hết sức bực ḿnh nhưng không làm ǵ lay chuyển được Bảo Long. Cuối cùng ông Bảo Đại phải dùng con dấu “Việt Nam ngự tiền văn pḥng” của ông Nguyễn Đệ thay cho khuôn dấu của vị Hoàng đế nước Nam.
Theo các tác phẩm “Qua Pháp t́m Huế xưa” và “Hỏi chuyện đời bà thứ phi Mộng Điệp với cựu hoàng Bảo Đại” của Nguyễn Đắc Xuân, th́ cặp ấn kiếm Bảo Long giữ được gửi tủ sắt của Liên hiệp Ngân hàng châu Âu (Union des banques européennes). Sau ngày xuất bản cuốn Le Dragon d’ Annam (1980) và sau ngày Bảo Đại làm giấy hôn thú với bà Monique Baudot (1982), ông Bảo Đại làm đơn kiện con trai Bảo Long đ̣i lại cặp ấn kiếm. Toà xử Bảo Long được giữ cây kiếm và giao lại chiếc ấn 13kg cho Bảo Đại.
Bà Mộng Điệp kể: “Cái núm ấn h́nh con rồng. Con rồng uốn cong và ngóc đầu lên. Con rồng có đính hai hạt ngọc đỏ, trông giống như con rắn”. Chiếc ấn lịch sử ấy có tên là Hoàng đế chi bửu, h́nh vuông, mỗi cạnh dài 32 cm; dày 5 cm; cuốn núm h́nh con rồng lượn cong. Ấn Hoàng đế chi bảo đúc năm Minh Mạng thứ tư (1823); được đóng lên các bản cáo dụ quan trọng ban xuống.
C̣n chiếc kiếm, cũng theo tài liệu của Lê Văn Lân, trên vỏ có khắc ḍng chữ “Khải Định niên chế”. Tức là chiếc kiếm ra đời trong khoảng các năm từ 1916-1925. Chuôi kiếm nạm ngọc. H́nh dáng chung của kiếm rất đẹp.
Theo ghi chép, Triều Nguyễn có đến 24 chiếc bảo tỷ bằng vàng và bằng ngọc được xếp vào loại Quốc bảo. Nếu căn cứ theo bản Dụ năm 1847 của vua Thiệu Trị, nhà Minh có 24 bửu tỷ, nhà Thanh có 25 bửu tỷ, th́ số lượng bảo tỷ của triều Nguyễn cũng tương đương với các triều đại trên của Trung Quốc. Trong 20 chiếc bảo tỷ đúc đầu thời Nguyễn, có 6 chiếc đúc thời Gia Long và 14 chiếc đúc dưới thời Minh Mạng. Danh sách cụ thể gồm:
Kim bửu tỷ
Loại bửu tỷ này gồm có 14 ấn, tất cả các ấn vàng này đều làm núm h́nh rồng, trên mỗi ấn đều khắc chữ để phân biệt, gồm:
Đại Việt quốc Nguyễn chúa vĩnh trấn chi bảo. Thủ tín thiên hạ văn vũ quyền hành.
Ngự tiền chi bửu (御前之寶): Dùng để đóng vào các Dụ hay Chỉ thuộc về thường sự ở trang thứ nhất, hàng niên hiệu và trang cuối cùng trên hai chữ "Khâm thử" (欽此). Nói chung là dùng để đóng vào các chỉ dụ b́nh thường.
Văn lư mật sát bửu (文理密察寶): Đóng lên những văn bản ở chỗ có sửa chữa, thêm bớt và điểm "giáp phùng" (dấu giáp lai) hoặc dùng để đóng vào các chỉ dụ, sớ chương đă có tẩy xóa hoặc thêm vào hoặc những chỗ giáp nhau của 2 tờ văn bản quan trọng.
Hoàng đế chi bửu (皇帝之寶): Dùng để đóng lên các bản "Cáo dụ" ban xuống cho các bậc huân thần và các nhân viên cao cấp.
Sắc mệnh chi bửu (敕命之寶): Dùng để đóng vào các Cáo mệnh hoặc chiếu văn phong tặng cho hoàng thân quốc thích hay công thần.
Chế cáo chi bửu (制誥之寶): Dùng để đóng vào các tờ huấn giới hay chiếu lệnh sai phái các quan văn vơ.
Mệnh đức chi bửu (命德之寶): Dùng để đóng vào các văn bản ban thưởng cho các quần thần có công lao, thành tích.
Quốc gia tín bửu (國家信寶): Dùng để đóng vào các văn bản tuyên triệu các tướng soái hay trừng phạt binh sĩ.
Hoàng đế tôn thân chi bửu (皇帝尊親之寶): Dùng để đóng trên các đạo sắc văn khuyến giới dân chúng, hay khen tặng các nhân vật hiếu hạnh, tiết nghĩa.
Thảo tội an dân chi bửu (討罪安民之寶): Dùng để đóng vào các mệnh lệnh sai tướng xuất quân đi đánh dẹp.
Khâm văn chi tỷ (欽文之璽): Dùng để đóng vào các văn kiện liên quan đến các vấn đề học thuật như: mở khoa thi, thiết học đường, lập ban tu thư...
Duệ vơ chi tỷ (叡武之璽): Dùng để đóng vào các văn kiện liên quan đến việc binh như Cáo văn cho binh sĩ, Lệnh mở khoa thi vơ...
Đại Nam hiệp kỷ lịch chi bửu (大南协紀曆之寶): Dùng để đóng lên trên những cuốn lịch do triều đ́nh in và ban phát mỗi năm.
Tề gia chi bửu (齊家之寶): Dùng để đóng trên các Dụ, Chỉ hay Huấn thị trong nội đ́nh.
Trong các loại trên th́ chiếc ấn quan trọng nhất và là biểu tượng cho hoàng đế là ấn Hoàng đế chi bửu. Ấn này được đúc bằng vàng ṛng vào ngày mồng 4 tháng 2 năm Minh Mạng thứ 4 (tức ngày 15 tháng 3 năm 1823). Đây là chiếc bảo ấn lớn và đẹp nhất của triều Nguyễn. Ấn đúc h́nh vuông, quai ấn là một con rỗng uốn khúc, đầu ngẫng cao, mắt nh́n thẳng về phía trước, đỉnh đầu rỗng khắc h́nh chữ vương, kỳ (vây lưng) dựng đứng, đuôi cũng dựng đứng, vây đuôi uốn cong về phía trước, 4 chân rồng đúc rơ năm móng, tư thế chống chân xuống mặt ấn rất vững vàng. Mặt dưới của ấn khắc 4 chữ triện Hoàng đế chi bảo. Mặt trên của ấn, phía 2 bên quai khắc nổi 2 ḍng chữ:
"Minh Mạng tứ niên nhị nguyệt sơ tứ nhật cát thời chú tạo" (Đúc vào giờ tốt ngày mồng 4 tháng 2 năm Minh Mạng thứ 4)
"Thập thành hoàng kim, trọng nhị bách thập lạng cửu tiền nhị phân" (Đúc bằng vàng, trọng lượng 280 lạng 9 chỉ 2 phân)
Sử sách chép về chiếc ấn này như sau "Ngày Giáp th́n đúc ấn Hoàng Đế chi bảo, nuốm làm rỗng cuốn hai tầng, vuông 3 tấc 2 phân, dày 5 phân, làm bằng vàng 10 tuổi, nặng 280 lượng 9 chỉ 2 phân... gặp khánh tiết ban ơn, đại xá thiên hạ cũng là các cáo dụ thân huân, đi tuần thú các nơi để xem xét các địa phương, mọi điển lễ long trọng ấy, và ban sắc, thư cho ngoại quốc".
Ngọc tỷ
Các loại ngọc tỷ gồm 5 ấn, trên mỗi ấn có khắc các chữ để phân biệt như sau:
Vạn thọ vô cương: Được làm bằng ngọc lục, dùng để đóng trên ấn chiếu trong dịp lễ Vạn thọ hoặc dùng cho việc khánh tiết, các điều khoản ban ơn.
Hoàng đế chi tỷ: Được làm bằng ngọc bạch): Dùng để đóng trên các Chiếu văn ban trong các dịp cải nguyên hay trong các kỳ đại xá hay các dịp trọng đại.
Đại Nam Thiên tử chi tỷ: Được làm bằng ngọc bích và dùng cho việc tổ chức điển lễ lớn như tuần thú, xem xét các địa phương, ban thư sắc cho nước ngoài hay dùng để đóng trên các Văn kiện ngoại giao.
Đại Nam Hoàng đế chi tỷ: Được là bằng ngọc trắng và dùng như Đại Nam Thiên tử chi tỷ.
Thân hành chi tỷ: Được là bằng ngọc trắng và dùng để đóng trên các bản Huấn dụ hay Sắc thư trong lúc nhà vua ngự giá tuần du hay vi phục xuất tuần (vi hành) ban xuống nơi hành tại, dùng cho việc vua viết dụ chữ son.
Trong 6 chiếc bảo tỷ bằng ngọc này có 4 chiếc núm h́nh hai con rồng cuốn, là các ấn Hoàng đế chi tỷ, Đại Nam hoàng đế chi tỷ, Đại Nam Thiên tử chi tỷ và Thần hàn chi tỷ.
Các loại khác
Ngoài 20 chiếc bửu tỷ trên, triều Nguyễn có 4 chiếc Ấn đúc từ thời các chúa Nguyễn. Đây là những chiếc ấn được xếp vào loại quư, chỉ để cất giữ. Gồm:
Truyền quốc kim bảo
Truyền quốc ngọc tỷ (làm bằng ngọc trắng)
Tiểu lang kim bảo
Tự lịch kim bảo.
Và 4 ấn chữ triện để đóng vào các sử sách và hoạ đồ đều làm bằng ngọc trắng, đúc năm Minh Mạng 17 (1836):
Tuấn triết văn minh (濬哲文明) với ư nghĩa là thâm thuư, sáng suốt và văn minh.
Quan văn hóa thành (觀文化成) với ư nghĩa là xem văn chương, thấy muôn vật đều theo giáo hoá mà thành tựu.
Khuê bích lưu quang (奎璧流光) với ư nghĩa là như sao Khuê hoặc như ngọc bích toả ánh sáng.
Tân hựu nhật tân (新又日新) với ư nghĩa là đă mới, ngày lại thêm mới.
Ngoài 24 chiếc bửu tỷ trên, triều Nguyễn c̣n nhiều ấn triện quư khác cũng làm bằng vàng ngọc như:
Tự Đức thần hàn (làm bằng vàng)
Khâm minh văn tứ (làm bằng ngọc trắng)
Thể Thiên hành kiện (làm bằng ngọc trắng)
Thiên điện tâm (làm bằng ngọc xanh)
Phong cương vạn cỗ (làm bằng ngọc xanh)
Kư thọ vĩnh xương (làm bằng ngọc xanh)
Ngoài ra c̣n 6 chiếc ấn bằng ngọc tốt khác. Các loại ấn triện này chỉ được xếp vào loại "đồ thư văn bảo" chứ không xếp vào loại bảo tỷ.
Các kim ngọc bửu tỷ đều được cất ở Trung Ḥa Điện trong Càn Thành. Mỗi khi Nội các dùng đến bưu tỷ nào th́ do Cung giám phụng đưa các bửu tỷ ấy ra. Mỗi lần đóng Ngự tiền chi bửu, Văn lư mật sát bửu và Sắc mệnh chi bửu, quan Nội các hiệp đồng với Bộ quan đang trực, thiết án giữa Tả Vu của Điện Cần Chánh để hầu bửu.
Khi dùng đến những bửu tỷ khác quan trọng hơn phải theo một thủ tục riêng. Trước hết, cơ quan có trách nhiệm làm phiến tâu tŕnh lên hoàng đế để xin phép định ngày "hầu bửu". Đúng ngày định kỳ đă được phê duyệt, án được thiết lập tại Điện Cần Chánh. Quan Nội hầu thỉnh tráp đựng ấn ra, vệ binh cầm kiếm tuốt khỏi vỏ đứng hầu ở hai bên đàn. Quan Nội các và bộ quan đang trực mặc phẩm phục, bước vào chiếu, mở tráp ấn ra để đóng dấu. Khi ấn được đóng xong, Bửu tỷ được đặt lại vào tráp. Quan Nội Các niêm phong rồi Nội Thần nhận thỉnh vào cất. Mỗi lần đóng ấn về việc ǵ, hội đồng phải lập biên bản và ghi vào sổ.
Từ năm 1837, mỗi năm cứ vào hạ tuần tháng chạp âm lịch tại Hoàng cung, nhà Nguyễn cử hành lễ "phất thức". Trước nhật kỳ, Nội các đem bản danh sách các Hoàng tử và văn vơ đại thần trật nhất phẩm, các trưởng quan ở Nội các và Cơ mật Viện để tŕnh Hoàng đế chọn người cho dự lễ trên.
Đến ngày hành lễ, thiết án giữa Cần Chánh Điện, Nội thần thỉnh các Bửu tỷ rồi đưa lên án. Các Hoàng tử và các quan lại mặt lễ phục kính cẩn bước vào kiểm thị một cách cung kính. Các ḥm ấn cất lại chỗ củ trước khi niêm phong cẩn thận. Đó là ngày phong ấn của triều đ́nh hay c̣n gọi là lễ phất thức.
Từ ngày này trở về sau, không được dùng những ấn này để đóng nữa mà phải đợi đến năm sau làm lễ Khai ấn mới dùng lại.