Theo báo cáo, quân đội Myanmar đă đột kích tư gia của bà Suu Kyi vào rạng sáng ngày 1/2 và phát hiện các máy bộ đàm cầm tay được nhập khẩu và sử dụng bất hợp pháp, sau khi bà Aung San Suu Kyi bị quân đội nước này tạm giữ đến ngày 15/2 tới.

Ảnh: EPA-EFE
Theo tài liệu cảnh sát, chính quyền quân sự Myanmar đă đệ đơn buộc tội h́nh sự nhà lănh đạo Aung San Suu Kyi của đảng Liên minh Quốc gia v́ Dân chủ (NLD) Myanmar với các cáo buộc vi phạm Luật xuất-nhập khẩu.
Theo báo cáo, quân đội Myanmar đă đột kích tư gia của bà Suu Kyi vào rạng sáng ngày 1/2 và phát hiện các máy bộ đàm cầm tay được nhập khẩu và sử dụng bất hợp pháp.
Phát ngôn viên của NLD Kyi Toe cho biết trên Facebook rằng bà sẽ bị tạm giữ cho đến ngày 15/2.
"Theo thông tin đáng tin cậy, lệnh bắt giữ 14 ngày đă được ban hành đối với bà Aung San Suu Kyi theo quy định Luật Xuất nhập khẩu," ông Toe nói.
Với tội danh bị cáo buộc kể trên, bà Aung San Suu Kyi có thể bị phạt đến ba năm tù giam nếu bị kết án.
Ngoài bà Suu Kyi, Tổng thống Win Myint cùng nhiều quan chức khác của NLD cũng bị bắt giữ hôm mùng 1. Quân đội Myanmar nói rằng động thái của họ là phản ứng trước t́nh trạng gian lận trong cuộc bầu cử tháng 11/2020, mà đảng NLD giành thắng lợi áp đảo với hơn 83% số phiếu.
Phủ tổng thống Myanmar tuyên bố chuyển giao quyền lực cho Tổng tư lệnh quân đội Min Aung Hlaing vào sáng 1/2, đồng thời quân đội ban bố t́nh trạng khẩn cấp trong thời hạn 1 năm và cam kết tổ chức bầu cử sau khi t́nh trạng này kết thúc.
Chính quyền quân sự cũng gửi cáo trạng buộc tội Tổng thống Win Myint, 69 tuổi, vi phạm Luật quản lư thiên tai, cũng với mức h́nh phạt tối đa có thể lên đến ba năm tù giam.
Đảng NLD hôm mùng 1 đă phát đi thông cáo trên danh nghĩa bà Suu Kyi, kêu gọi người ủng hộ phản đối quân đội tiếp quản chính quyền.
Quân đội đă miễn chức vụ 24 bộ trưởng va thứ trưởng của chính quyền dân sự và thay thế bằng 11 quan chức của lực lượng vũ trang. Vụ chính biến bất ngờ cũng phá hỏng kế hoạch triệu tập phiên họp lần đầu tiên của Quốc hội Myanmar khóa mới vào ngày 1/2.