Bản dịch từ bài viết của tác giả Darrell M. West thuộc Viện nghiên cứu Brookings.
Darrell M. West là một nhà khoa học chính trị, là phó chủ tịch và giám đốc của phân khoa nghiên cứu quản trị, đồng thời là giám đốc của Trung tâm Sáng tạo Công nghệ tại Viện Brookings.
Viện Brookings là một trung tâm nghiên cứu được thành lập tại Washington, D.C vào năm 1916. Họ chuyên thực hiện các hoạt động nghiên cứu và giáo dục trong ngành khoa học xă hội, tập trung vào các mảng kinh tế, chính sách đô thị, quản trị, chính sách đối ngoại, kinh tế toàn cầu và phát triển kinh tế. Đây được xem là một trong những “think tank” (viện nghiên cứu) danh tiếng nhất nước Mỹ.
Tóm tắt bài viết:
– Đại cử tri đoàn là hệ thống bầu cử đặc trưng của Hoa Kỳ, trong đó mỗi bang có số lượng phiếu đại cử tri nhất định. Người thắng cử chức tổng thống Mỹ là người giành nhiều phiếu đại cử tri nhất, tức là thắng được nhiều bang nhất chứ không phải giành được nhiều phiếu phổ thông nhất.
– Cơ chế đại cử tri đoàn có nhiều khuyết điểm và đă gây tranh căi trong suốt 200 năm qua.
– Đa số người dân Mỹ muốn loại bỏ đại cử tri đoàn.
– Các cách để loại bỏ đại cử tri đoàn và thiết lập bầu cử phổ thông trực tiếp.
***
Trong nhiều năm dạy học về chiến dịch tranh cử và bầu cử ở Đại học Brown, tôi đă bảo vệ cơ chế đại cử tri đoàn và xem nó là một phần quan trọng của nền dân chủ Hoa Kỳ. Tôi nói rằng các vị khai quốc tạo ra thể chế này để đảm bảo các bang lớn không thống trị các bang nhỏ trong cuộc bầu cử tổng thống, rằng quyền lực giữa Quốc hội và nghị viện bang được cân bằng, và sẽ luôn tồn tại sự kiểm soát cân bằng giữa các nhánh quyền lực trong nhà nước lập hiến.
Tuy vậy, những năm gần đây tôi đă thay đổi quan điểm này. Tôi đi đến kết luận rằng đă đến lúc phải loại bỏ đại cử tri đoàn. Trong bài viết này, tôi giải thích lịch sử của cơ chế đại cử tri đoàn, tŕnh bày lư do v́ sao nó không c̣n là một lực lượng có tính xây dựng trong chính trị Mỹ, và tại sao lại cần phải chuyển sang bầu cử phổ thông trực tiếp khi chọn tổng thống.
Một số sự kiện xảy ra đă khiến tôi thay đổi lập trường về thể chế đại cử tri đoàn: sự bất b́nh đẳng thu nhập, cách biệt địa lư, và trong bối cảnh bất b́nh đẳng địa lư và kinh tế, kết quả phiếu phổ thông và phiếu đại cử tri sẽ ngày càng thường xuyên xuất hiện chênh lệch.
Phần c̣n lại của bài viết tŕnh bày lư do v́ sao hủy bỏ đại cử tri đoàn là vấn đề sống c̣n đối với bầu cử Mỹ.
Lư do ban đầu cho sự tồn tại của đại cử tri
Những nhà thiết kế Hiến pháp đă thiết lập chế độ đại cử tri đoàn v́ nhiều lư do khác nhau. Theo như Alexander Hamilton viết trong Tiểu luận Liên bang số 68, đại cử tri đoàn là một sự thỏa hiệp giữa các bang lớn và các bang nhỏ hơn tại Hội nghị Lập hiến ở Philadelphia.
Thời điểm đó, nhiều người ở các bang nhỏ lo ngại rằng các bang lớn như Massachusetts, New York, Pennsylvania và Virginia sẽ nắm toàn quyền quyết định chức vụ tổng thống. V́ thế, họ đă nghĩ ra một cách: mỗi bang sẽ có số phiếu đại cử tri tương ứng với số thượng nghị sĩ (senators) và dân biểu (House members). Việc này được xem là hợp lư bởi mỗi bang dù lớn hay nhỏ đều có hai thượng nghị sĩ, c̣n số dân biểu th́ dựa vào dân số từng bang mà phân định.
Thêm vào đó, người ta đă tranh căi rất nhiều về vấn đề Quốc hội liên bang hay nghị viện từng bang nên được trao quyền bầu chọn tổng thống. Những người muốn có một chính phủ liên bang mạnh hơn có xu hướng chọn Quốc hội, c̣n những người cổ súy cho quyền lợi cấp bang muốn nghị viện bang bầu ra tổng thống hơn. Cuối cùng, hai phe nhượng bộ nhau và thành lập ra một nhóm độc lập do các bang chọn, được trao quyền bỏ phiếu bầu tổng thống.
C̣n một lư do nữa nằm ở tư duy của những đại diện tham gia Hội nghị Lập hiến tại Philadelphia: họ lo ngại việc đa số quyết định tất cả. Ở thời điểm mà rất nhiều người Mỹ không được giáo dục tốt, họ muốn đại cử tri phải là một nhóm những người đàn ông thông thái (phụ nữ chưa có quyền bầu cử), biết thận trọng lựa chọn từ những ứng viên một người tốt nhất để làm tổng thống. Họ cương quyết phản đối bầu chọn qua phiếu phổ thông bởi v́ họ không tin cử tri có thể ra quyết định khôn ngoan.
Cơ chế đại cử tri đoàn vận hành ra sao?
Trong phần lớn các cuộc bầu cử, đại cử tri đoàn đă vận hành trơn tru. Tại hầu hết các bang, ai được bầu nhiều phiếu nhất sẽ nhận được toàn bộ phiếu đại cử tri của bang đó. Ngoại trừ ở hai bang Maine và Nebraska, nơi phiếu đại cử tri được phân bổ theo khu vực bầu cử quốc hội.
Tuy nhiên, cũng có một số cuộc bầu cử gây tranh căi. Cuộc bầu cử năm 1800 đă lâm vào bế tắc bởi v́ ứng viên tổng thống Thomas Jefferson và ứng viên phó tổng thống Aaron Burr (của Đảng Dân chủ – Cộng ḥa) đều nhận được phiếu đại cử tri bằng nhau. Khi đó, không có sự phân biệt giữa phiếu đại cử tri bầu cho tổng thống và phó tổng thống. Ai nhận được ít phiếu đại cử tri hơn th́ làm phó tổng thống. Cuối cùng, Hạ viện phải tổ chức bỏ phiếu tới 36 lần th́ Jefferson mới gom đủ phiếu để trở thành tổng thống Mỹ. Sau đó, Quốc hội đă sửa Hiến pháp để ngăn chặn sự cố tương tự như vậy lặp lại.
Chỉ hơn 20 năm sau, Quốc hội có cơ hội để dùng đến Tu chính án 12, được lập ra để giải quyết bế tắc trên. Toàn bộ bốn ứng viên tổng thống năm 1824 đều thuộc về Đảng Dân chủ – Cộng ḥa. Tuy mỗi người đều nổi bật ở một khu vực khác nhau, không ai đạt đủ đa số phiếu đại cử tri cần thiết. Andrew Jackson giành nhiều nhất với 99 phiếu, sau đó đến John Quincy Adams với 84 phiếu, William Crawford với 41, và cuối cùng là Henry Clay với 37 phiếu.
Do không ai đạt đủ ít nhất 131 phiếu đại cử tri để thắng cử, kết quả bầu cử sẽ do Hạ viện quyết định. Tu chính án 12 quy định, mỗi dân biểu sẽ bỏ một phiếu cho một trong ba ứng viên đứng đầu. V́ Henry Clay không có trong danh sách này nên ông đă bắt tay với Adams, đổi sự ủng hộ của ḿnh lấy ghế Ngoại trưởng trong chính quyền mới. Thỏa thuận này đă thành công. Bất chấp việc là người đạt nhiều phiếu phổ thông nhất, Jackson đă mất ghế tổng thống vào thứ mà ông gọi là “thỏa thuận đồi bại” giữa Clay và Adams.
Khi Rutherford Hayes của Đảng Cộng ḥa và Samuel Tilden của Đảng Dân chủ cạnh tranh với nhau trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1876, nước Mỹ vẫn đang hồi phục sau nội chiến. Cuộc đua sát nút đến mức kết quả được định đoạt chỉ bởi bốn bang. Trong ngày bầu cử, Tilden đạt đa số phiếu phổ thông, tuy nhiên chỉ được 184 phiếu đại cử tri, thiếu một phiếu để thắng cử. Đối thủ của ông, Hayes, tuyên bố nếu cử tri da đen không bị đe dọa cản trở bỏ phiếu th́ ông đă thắng cả Florida, Louisiana và South Carolina. Ngoài ra, ở bang Oregon, một trong ba phiếu đại cử tri của Hayes xuất hiện tranh căi.
Vậy là thay v́ để cho Hạ viện quyết định người thắng cuộc theo quy định Tu chính án 12, Quốc hội thông qua một đạo luật mới để lập Ủy ban Bầu cử lưỡng đảng. Theo đó, Hạ viện, Thượng viện và Ṭa án Tối cao, mỗi nơi chọn ra năm người để tham gia ủy ban này. Ủy ban sẽ bỏ phiếu để quyết định trao 20 phiếu đại cử tri đang tranh căi cho Hayes hoặc là Tilden. Cuối cùng, Hayes giành chiến thắng sau quyết định trao phiếu của ủy ban.
Quyết định này đă có hậu quả sâu rộng. Để đổi lấy lá phiếu ở những bang miền Nam, Hayes đă đồng ư rút quân đội liên bang khỏi khu vực này. Sau đó, tại các bang miền Nam vốn có truyền thống ủng hộ chế độ nô lệ, nổi lên làn sóng bạo lực chống lại người da đen cũng như các hành vi tước bỏ quyền công dân hiến định của họ.
Tranh căi bầu cử cũng phủ bóng đen lên cuộc đua tổng thống năm 2000. Kết quả bỏ phiếu giữa George Bush của Đảng Cộng ḥa và Al Gore của Đảng Dân chủ sát sao đến mức chỉ 25 phiếu đại cử tri của Florida sẽ quyết định ai làm tổng thống. Tuy nhiên, những tranh căi về phiếu bầu ở Hạt Palm Beach khiến việc kiểm phiếu trở nên phức tạp. Hạt này sử dụng thiết kế lá phiếu cánh bướm nh́n rất rối mắt. Thêm vào đó, việc các hạt khác ở Florida yêu cầu cử tri đục lỗ vào lá phiếu khiến rất khó để phân định cử tri đă chọn ai nếu phần đục lỗ không rớt hết ra khỏi tờ phiếu.
Theo đó, ngày 8/12/2000, Ṭa án Tối cao bang Florida ra lệnh đếm lại phiếu thủ công tại các hạt có số lá phiếu bị loại quá nhiều. Ban vận động của Bush lập tức đệ đơn kiện và Ṭa án Tối cao liên bang tạm ngừng việc đếm lại phiếu để nghe tranh luận từ hai ứng viên. Ngày 10/12, Ṭa Tối cao Liên bang hủy quyết định đếm lại phiếu của Ṭa Florida, nói rằng việc này vi phạm điều khoản Bảo vệ Công bằng của Tu chính án 14. Bush thắng phiếu đại cử tri của bang Florida và trở thành tổng thống mặc dù thua Al Gore gần nửa triệu phiếu phổ thông.
Cuộc bầu cử gần đây nhất cũng gây tranh căi. Donald Trump đắc cử mặc dù không giành được đa số phiếu phổ thông. Cụ thể ông kém Hillary Clinton tới gần 3 triệu phiếu phổ thông, nhưng lại hơn 74 phiếu đại cử tri. Trump đă trở thành tổng thống thứ năm của Hoa Kỳ đắc cử mà không thắng phiếu phổ thông.
Sự chênh lệch giữa kết quả phiếu phổ thông và phiếu đại cử tri tạo ra tranh căi gay gắt về hệ thống bầu cử của Mỹ. Nó khiến nhiệm kỳ tổng thống của Trump có một khởi đầu gai góc và tạo ra nhiều tiếng nói phản đối tính chính danh của chính quyền của ông.
Vấn đề đại cử tri bất tín
Ngoài các vấn đề nêu bên trên, đại cử tri c̣n tồn tại một vấn đề nữa gọi là “đại cử tri bất tín”. Việc này xảy ra khi các đại cử tri không bỏ phiếu cho ứng viên thắng bang của ḿnh. Samuel Miles, một thành viên của Đảng Liên bang tại Pennsylvania, là đại cử tri đầu tiên làm việc này mà không rơ lư do là ǵ. Năm 1796, ông đă bỏ phiếu cho ứng viên của Đảng Dân chủ – Cộng ḥa Thomas Jefferson mặc dù ứng viên Đảng Liên bang của ông, John Adams, đă thắng phiếu phổ thông bang Pennsylvania.
Không ít người đă học theo Miles. Trong lịch sử Mỹ, có tới 157 đại cử tri bất tín, không bỏ phiếu cho người mà đa số cử tri tại bang của ḿnh đă chọn. Một số người làm vậy v́ những lư do cá nhân kỳ quặc, một số là v́ thích ứng viên của đảng thua hơn. Nhưng tiền lệ từ những người này đă tạo ra một sự bất định về việc các đại cử tri sẽ bỏ phiếu như thế nào.
Khả năng đại cử tri làm nhiễu loạn bầu cử c̣n cao hơn sau một phán quyết gần đây của ṭa án. Trong cuộc bầu cử vào năm 2016, bảy đại cử tri đă quyết định trở thành bất tín: bỏ phiếu trái với kết quả bầu cử ở bang của họ. Đây là con số đại cử tri bất tín cao nhất trong các cuộc bầu cử gần đây trong lịch sử.
Luật pháp của 29 bang và Quận Columbia có quy định yêu cầu các đại cử tri phải bỏ phiếu theo đúng kết quả bầu cử của bang. Một đơn kiện tại Colorado đă được gửi lên ṭa để phản đối quy định này. Trong vụ Baca v.Hickenlooper, một ṭa án liên bang ra phán quyết rằng chính quyền bang không có quyền phạt đại cử tri bất tín, bất kể ư định của đại cử tri hay kết quả bầu cử bang ra sao.
Bret Chiafalo và Michael Baca, người đệ đơn kiện, là hai đại cử tri đă khởi động phong trào “đại cử tri Hamilton“, đặt theo tên một trong các thành viên lập quốc Alexander Hamilton. Họ tuyên bố mục đích là ngăn cản Donald Trump đắc cử. Hai người thuyết phục được một số ít các thành viên khác của đại cử tri để bỏ phiếu cho ứng viên Đảng Cộng ḥa khác ngoài Trump, như John Kasich hay Mitt Romney. Khi bang Colorado hủy lá phiếu của Baca, ông đă kiện.
Ban thẩm phán ba người tại Ṭa Phúc thẩm Quận số 10 ra phán quyết rằng việc chính quyền Colorado hủy lá phiếu của Baca là vi hiến bởi v́ các vị lập quốc đă nói rất rơ rằng Hiến pháp trao cho đại cử tri quyền bỏ phiếu độc lập. Theo phán quyết này và xét trong môi trường chính trị ngày càng phân cực hiện nay, khi cử tri thường có t́nh cảm rất mạnh đối với ứng viên, khả năng các đại cử tri bất tín trong tương lai làm thay đổi bầu cử, vô hiệu hóa kết quả phiếu phổ thông là hoàn toàn có thể.
V́ sao chế độ đại cử tri không phù hợp với thời kỳ chênh lệch thu nhập lớn và phân bố dân cư không đồng đều?
Bên trên đă nói về các vấn đề nghiêm trọng của đại cử tri. Một tổng thống đắc cử mà thua kém đối thủ về số phiếu phổ thông làm giảm tính chính danh của cuộc bầu cử. Đặt kết quả bầu cử vào tay Hạ viện nơi mà mỗi đại diện bang có một phiếu chọn tổng thống làm tăng khả năng xảy ra thỏa thuận ngầm và ra quyết định mờ ám. Tranh căi về bất thường trong bỏ phiếu dẫn đến việc phải lập một Ủy ban Bầu cử để quyết định kết quả gây tranh căi khiến công chúng cảm thấy không an tâm về sự liêm chính của tiến tŕnh bầu cử. Và các cử tri bất tín có thể khiến phiếu bầu phổ thông ở một số bang trở thành vô nghĩa.
Tuy nhiên, c̣n có một mối nguy hiểm mang tính căn cốt hơn nhiều tồn tại ở cơ chế đại cử tri. Trong thời kỳ mà thu nhập chênh lệch lớn và điều kiện địa lư bất thuần trên khắp liên bang, cơ cấu của đại cử tri đặt ra rủi ro mang tính hệ thống là các bang dân số ít được quyền đại diện quá lớn. Theo cơ cấu hiện tại, mỗi bang có hai phiếu đại cử tri bất chấp quy mô dân số, cộng với thêm số phiếu tương ứng với số dân biểu ở Hạ viện. H́nh thức này khiến bang có số dân ít và trung b́nh có quyền đại diện quá lớn trong khi các bang đông dân phải chịu thiệt.
Người ta thấy rơ vấn đề tồn tại trong công thức này sau khi nghiên cứu Chương tŕnh Chính sách đô thị của viện Brookings phát hiện chỉ 15% các quận ở Mỹ đă đóng góp nên 64% tổng sản phẩm quốc nội cả nước. Hầu hết các hoạt động kinh tế diễn ra ở các bang miền Đông, miền Tây và một số vùng đô thị lớn ở giữa. Các vùng giàu có của nước Mỹ gồm khoảng 15 bang, chỉ có 30 đại diện ở Thượng viện, trong khi những vùng kinh tế kém hơn chiếm 35 bang, với 70 thượng nghị sĩ.
Những con số này cho thấy sự không tương xứng giữa sức mạnh kinh tế và quyền lực chính trị. Thông qua đại cử tri (và Thượng viện), 35 bang với hoạt động kinh tế kém hơn sẽ có quyền lực bất tương xứng để chọn tổng thống và theo đó có thể hoạch định chính sách chung cho cả nước.
Thể chế bầu cử cũ kỹ từ hai thế kỷ trước đang đặt ra nguy cơ đổ dầu vào ngọn lửa chủ nghĩa dân túy đang bùng cháy và gia tăng sự chênh lệch giữa phiếu đại cử tri và phiếu phổ thông. Không c̣n chỉ là những phút lạc điệu của lịch sử, việc tổng thống đắc cử nhưng thua phiếu phổ thông có thể trở thành chuyện b́nh thường. Từ đó, một thời kỳ chống lại ư chí của đa số sẽ mở ra, khi mà một vài bang nhỏ có thể dùng quyền lực hiến định, vốn để bảo vệ “các bang bị bỏ lại phía sau”, nhằm ngăn chặn những luật lệ mà đa số người dân mong muốn.
Sự ủng hộ dành cho chế độ bầu cử phổ thông trực tiếp
Trong nhiều năm, phần lớn người dân Mỹ phản đối chế độ đại cử tri. Chẳng hạn vào năm 1967, 58% người dân muốn hủy bỏ h́nh thức bầu cử này, trong khi vào năm 1981, 75% muốn làm như vậy. Tuy nhiên các cuộc khảo sát gần đây cho thấy một xu hướng nguy hiểm trong công luận Mỹ. Phần đông người dân vẫn muốn phá bỏ đại cử tri, nhưng nay các quan điểm bị chia rẽ theo đảng phái: Đa số thành viên Đảng Dân chủ phản đối trong khi người Cộng ḥa ủng hộ h́nh thức bầu cử này.
Chẳng hạn, khảo sát của Politico và Morning Consult công bố vào tháng 3/2019 cho kết quả: 50% người trả lời khảo sát muốn có bầu cử trực tiếp, 34% không muốn và 16% không nói họ có muốn hay không. Hai tháng sau, NBC News và Wall Street Journal công bố khảo sát cho hay 53% số người Mỹ muốn bầu cử trực tiếp, 43% muốn giữ nguyên trạng. Cảm xúc của đa số người Mỹ muốn loại bỏ đại cử tri không nghi ngờ ǵ bị nhấn sâu thêm bởi thực tế rằng tại hai trong số năm cuộc bầu cử gần nhất, người giành nhiều phiếu phổ thông hơn lại thua phiếu đại cử tri.
Tuy nhiên, sự chia rẽ đảng phái vẫn tồn tại trong những cảm xúc này. Trong năm 2000, khi cuộc bầu cử vẫn c̣n bị kiện tụng, một khảo sát của Gallup cho thấy 73% số người được hỏi thuộc Đảng Dân chủ ủng hộ sửa hiến pháp để xóa bỏ đại cử tri và chuyển sang bỏ phiếu phổ thông trực tiếp, nhưng chỉ có 46% thành viên Đảng Cộng ḥa ủng hộ quan điểm này. Khoảng cách lập trường được nới rộng thêm trong năm 2016 khi 81% đảng viên Dân chủ muốn bỏ đại cử tri và chỉ có 19% đảng viên Cộng ḥa trả lời có khi được hỏi câu tương tự.
Khảo sát của Politico và Morning Consult vào tháng 3/2019 ở trên cho biết 72% thành viên Đảng Dân chủ và 30% thành viên Đảng Cộng ḥa nói rằng họ muốn bầu cử bằng phổ thông đầu phiếu. Tương tự, khảo sát của NBC News và Wall Street Journal hai tháng sau đó cho kết quả 78% cử tri ủng hộ Hillary Clinton mong muốn bỏ phiếu trực tiếp, trong khi 74% cử tri ủng hộ Donald Trump thích hệ thống đại cử tri hơn.
Những cách để loại bỏ đại cử tri
Hiến pháp Mỹ quy định h́nh thức đại cử tri nhưng không nói rơ các lá phiếu phải trao cho ứng viên tổng thống như thế nào. Sự mơ hồ này đă giúp một số bang như Maine và Nebraska không chấp nhận tiêu chuẩn “thắng ăn cả” tại cấp bang, mà phân bổ phiếu đại cử tri cho khu vực bầu cử quốc hội. Ngoài ra, việc Hiến pháp thiếu quy định cụ thể cũng giúp các bang có nhiều lựa chọn khác để phân bổ phiếu đại cử tri.
Một cơ chế đă được một số bang ủng hộ là hiệp ước liên kết bang để tôn trọng kết quả phổ thông đầu phiếu quốc gia. Từ năm 2008, 15 bang và Quận Columbia đă phê chuẩn Hiệp ước Phiếu Phổ thông xuyên bang (NPVIC). Theo thỏa thuận này, các bang tham gia cam kết đại cử tri của ḿnh sẽ bỏ phiếu cho ứng viên giành nhiều phiếu phổ thông toàn quốc nhất, ngay cả khi ứng viên đó thua phiếu đại cử tri. Nhưng NPVIC sẽ chỉ có hiệu quả nếu số đại cử tri của các bang tham gia hiệp ước này đạt đủ 270 phiếu – đa số tối thiểu để thắng cử.
Hiện tại, hiệp ước này c̣n cách xa mục tiêu trên và thiếu tới 74 phiếu đại cử tri nữa. Ngoài ra nó c̣n gặp một số thách thức cụ thể. Đầu tiên, chưa rơ người dân sẽ phản ứng ra sau nếu đại cử tri bỏ phiếu trái với ư chí của đa số trong bang. Thứ hai, không có hậu quả ràng buộc ǵ nếu đại cử tri không tuân theo hiệp ước và không bỏ phiếu cho người đạt đa số phiếu phổ thông toàn quốc. Thứ ba, do tiền lệ phán quyết của Ṭa án Quận 10 trong vụ Baca v. Hickenlooper đă đề cập ở trên, NPVIC gần như sẽ bị kiện vi hiến ngay khi nó gom đủ phiếu đại cử tri để có hiệu lực.
Một giải pháp lâu dài hơn là sửa đổi Hiến pháp. Đây là quá tŕnh nhọc nhằn khi nó cần sự đồng thuận to lớn trên cả nước: ít nhất 2/3 số nghị sĩ tại Thượng viện và dân biểu tại Hạ viện phải đồng ư, và ít nhất 38 trên 50 bang phải phê chuẩn. Tuy vậy trong quá khứ, nước Mỹ đă từng suưt vượt qua ngưỡng này. Quốc hội gần như đă thông qua đề xuất loại bỏ đại cử tri vào năm 1934, khi chỉ thiếu hai phiếu của thượng viện.
Tất nhiên tranh căi không kết thúc sau phiên bỏ phiếu bất thành đó, các nhà lập pháp vẫn tiếp tục tranh luận về việc hủy bỏ hoặc cải tổ đại cử tri. Năm 1979, Thượng viện lại thất bại một lần nữa trong nỗ lực thiết lập chế độ phổ thông đầu phiếu, lần này họ chỉ thiếu ba phiếu.
Dẫu sao, các thảo luận về chủ đề này vẫn tiếp diễn: Quốc hội thứ 95 đệ tŕnh tổng cộng 41 đề nghị sửa đổi Hiến pháp liên quan đến đại cử tri trong các năm 1977 và 1978. Quốc hội thứ 116 giới thiệu ba tu chính án để chấm dứt đại cử tri. Trong ṿng hai thế kỷ qua, có tới tổng cộng 700 đề nghị xóa bỏ hoàn toàn hoặc cải tổ mạnh mẽ chế độ đại cử tri. Nay đă đến lúc nước Mỹ xúc tiến việc loại bỏ đại cử tri trước khi những khiếm khuyết rơ ràng của nó làm tổn hại nghiêm trọng niềm tin của công chúng vào nền dân chủ Hoa Kỳ, làm méo mó ư chí của nhân dân và tạo ra một cuộc khủng hoảng hiến pháp thực sự.
|
|