Thời gian gần đây, Cục Điều tra Liên bang Mỹ FBI đang tiến hành điều tra về giả thuyết rằng cuộc bạo động ở Điện Capitol hôm 6/1 có sự "tiếp tay" của nước ngoài, và Nga là một trong những đối tượng bị truyền thông Mỹ nghi ngờ.

Cuộc bạo động ở Điện Capitol ngày 6/1. Ảnh: Reuters
Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) được cho là đang tiến hành điều tra về giả thuyết rằng cuộc bạo động ở Điện Capitol hôm 6/1 vừa qua có sự "tiếp tay" của một chính phủ nước ngoài, và Nga là một trong những đối tượng bị truyền thông Mỹ nghi ngờ, theo hăng thông tấn RT (Nga).
Tuy nhiên, RT cho biết, thực tế cho thấy một câu chuyện khác.
Cụ thể, hôm 17/1 vừa qua, đài NBC News của Mỹ đă trích dẫn các nguồn tin giấu tên trong nội bộ FBI cho biết cơ quan này đang "điều tra về khả năng chính phủ, tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài cung cấp hỗ trợ tài chính" cho những người biểu t́nh ủng hộ Tổng thống Mỹ sắp măn nhiệm Donald Trump đă xông vào Điện Capitol hôm 6/1 vừa qua.
Theo thông tin của NBC News, một phần của cuộc điều tra nói trên tập trung vào "các khoản thanh toán bằng bitcoin trị giá 500.000 USD được gửi tới các nhóm và nhân vật chủ chốt của phe cánh hữu trước thời điểm xảy ra cuộc bạo động".
Bài đăng của NBC News c̣n đề cập tới lời cảnh báo trước đó của các cơ quan thực thi pháp luật rằng "các tác nhân Nga, Iran và Trung Quốc đă nắm bắt cơ hội để gây ảnh hưởng nhằm thúc đẩy các lợi ích chính sách cho họ trong quá tŕnh chuyển giao tổng thống".
Khoản thanh toán bằng bitcoin trị giá hơn 500.000 USD nói trên được trang blog Chinanalysis đề cập vào ngày 14/1, sau đó được trang tin Yahoo News dẫn lại. Theo Chinanalysis, số tiền mă hóa 28,15 BTC - tương đương khoảng 522.000 USD vào thời điểm giao dịch chuyển tiền được thực hiện vào ngày 8/12/2020 - đă được gửi đến 22 địa chỉ khác nhau, với 1/2 trong số đó được chuyển đến tài khoản của Nick Fuentes.
Fuentes, người tự nhận là "người theo chủ nghĩa dân tộc Mỹ" và ủng hộ Tổng thống Donald Trump đă bị Youtube đ́nh chỉ tài khoản do vi phạm các quy định về ngôn từ kích động thù địch. Nhân vật này đă xuất hiện tại cuộc tuần hành ủng hộ ông Trump ở Washington vào ngày xảy ra bạo loạn, nhưng sau đó khẳng định rằng ḿnh không tham gia vụ bạo động ở Điện Capitol.
Trước những thông tin được truyền thông đăng tải, một số độc giả đă lập tức nghi ngờ Điện Kremlin, theo RT. Vụ việc người đàn ông quốc tịch Pháp - được cho là đă gửi số tiền này - tự tử sau đó lại càng khiến dư luận nghi ngờ.
Tuy nhiên, sau đó báo "20 Minutes" của Pháp đă tiến hành điều tra về khoản thanh toán này, và phát hiện ra người đàn ông Pháp nói trên có vẻ như không có liên quan đến Nga. Người này hóa ra là một người ủng hộ phe cánh hữu của Mỹ, và cái chết của anh ta - vào đúng ngày chuyển viện - là quyết định được đưa ra sau thời gian vật lộn với các vấn đề sức khỏe.
Người đàn ông này đă để lại một tin nhắn tuyệt mệnh - một bài đăng tự động vào 1 ngày sau khi anh ta qua đời v́ tự sát. Nội dung của bài viết đă nhắc đến cuộc đấu tranh dài 8 năm của anh ta với các vấn đề sức khỏe, bao gồm căn bệnh trầm cảm nghiêm trọng.
Về nguồn gốc của số tiền mă hóa khổng lồ nói trên, tờ báo của Pháp giải thích rằng người đàn ông Pháp này đă "đào" một phần và đầu tư mua số tiền mă hóa trị giá 3.000 USD vào năm 2013.