Nước tiểu là thước đo sức khỏe quan trọng và có thể nhìn màu nước tiểu để đoán tình hình sức khoẻ của bản thân mình.
Đếm số lần đi tiểu
Nước tiểu chủ yếu gồm nước, muối, chất điện giải, urea, uric acid, và nhiều chất khác. Tùy vào thức ăn, thuốc uống, và cơ địa mỗi người mà nước tiểu còn có thêm các chất khác tạo ra mùi và màu sắc khác nhau.
Trung bình bàng quang mỗi người chứa được 300-400ml nước tiểu ban ngày và có thể tăng đến 800 ml tích trữ ban đêm, giúp chúng ta có giấc ngủ dài mà không phải thức dậy đi tiểu. Tùy vào cơ thể mỗi người mà kích cỡ bọng đái có thể khác nhau.
Mỗi ngày chúng ta tạo ra khoảng 1-2 lít nước tiểu, tùy vào số lượng nước chúng ta uống vào.
Màu sắc, mùi, và tần suất đi tiểu nói lên rất nhiều về sức khỏe.
Mùi nước tiểu: Thường nước tiểu có mùi khai nhẹ. Tuy nhiên ăn nhiều chất bổ như Asparagus (măng tây) hay uống nhiều vitamin B6 cũng có thể làm nước tiểu khai nồng hơn. Uống ít nước khiến nước tiểu sẽ có mùi khai nồng và màu nâu đậm.
Đi tiểu bao nhiều lần: Thông thường, một người khỏe mạnh sẽ đi tiểu trung bình 6 lần (từ 4 đến 10 lần) trong ngày. Tùy vào cơ thể, tuổi tác, và tình trạng cơ thể. Ví dụ như phụ nữ có thai sẽ đi tiểu nhiều hơn do bọng đái bị ép, khả năng tích nước ít đi. Người lớn tuổi cũng sẽ đi tiểu nhiều lần hơn so với người trẻ.
Vì vậy, bạn có thể so sánh số lần đi tiểu của mình so với những ngày trước. Ví dụ như mỗi ngày bạn đi tiểu khoảng 6 lần, nhưng hiện tại đi tiểu khoảng 10-12 lần, tăng lần đi tiểu, nếu tần suất đi tiểu nhiều liên tục trong nhiều ngày có thể tìm tới bác sĩ vì là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiểu, phì đại tuyến tiền liệt, hay các bệnh lý khác về thận.
Ngoài ra, tiểu nhiều lần trong ngày có thể là dấu hiệu của tiểu đường hay các bệnh lý khác về nội tiết ví dụ như thấp hay quá cao canxi.
Trường hợp bạn mắc tiểu liên tục thậm chí không kịp đi tiểu mà đã ra ướt quần thì đó có thể là dấu hiệu bọng đái quá nhạy cảm. Ngoài ra, uống cafe, trà, các thuốc tăng lực cũng có thể làm bạn đi tiểu nhiều hơn.
Nhìn màu nước tiểu
Bình thường, màu của nước tiểu thường là vàng nhẹ cho đến vàng đậm, do chất urochrome tạo ra. Đây là chất từ tế bào hồng cầu bị phân hủy. Nước tiểu sẽ vàng nhẹ cho đến trong suốt nếu chúng ta uống quá nhiều nước hay dùng thuốc lợi tiểu.
Ngược lại nước tiểu vàng đặc, đậm màu nâu gợi ý chúng ta bị thiếu nước, hay nguy hiểm hơn là có những bệnh về gan. Thận sẽ tự hiệu chỉnh màu nước tiểu nếu như cơ thể được chỉnh sửa. Ví dụ như nước tiểu sẽ đổi màu từ vàng đậm thành vàng lợt nếu chúng ta uống đủ nước. Tuy nhiên, nước tiểu lợt quá hay đậm quá xuất hiện nhiều ngày thì bạn nên tới gặp bác sĩ.
Nước tiểu màu đỏ, hồn
Các loại đồ ăn như củ cà rốt, củ dền tím, quả dâu, hay các loại trái cây Blackberry có thể làm nước tiểu đổi màu đỏ hay hồng. Ngoài ra máu trong nước tiểu (sạn thận), hay các bệnh về nhiễm trùng đường tiểu, bệnh về tuyến tiền liệt, hay khối u cũng có thể khiến nước tiểu màu đỏ. Thuốc kháng sinh, nhất là thuốc họ Isoniazid trị lao phổi hay giảm đau phenazopyridine để trị nhiễm trùng đường tiểu.
Nước tiểu màu xanh lá cây hay các màu lạ khác
Thường là do thuốc uống ví dụ như thuốc gây mê propofol hay thuốc promethazine trị ho, thuốc Cimetidin trị đau dạ dày hay Metoclopramide trị ói mửa, nhiều thuốc khác, và các chất cản quang, hoặc nhiễm trùng do vi khuẩn pseudomonas.
Nước tiểu có bọt hay có màu trắng đục
Thỉnh thoảng nước tiểu sẽ có bọt, nhưng bọt ra quá nhiều thường xuyên, hay có màu trắng đục có thể gợi ý những bệnh nguy hiểm về thận như mất protein hay nhiễm trùng. Một trong những chức năng quan trọng của thận là lọc giữ lại protein qua các mành lưới ở cầu thận.
Nếu như cầu thận bị hư, lưới bị vỡ thì protein lọt ra ngoài, lẫn vào trong nước tiểu, tạo ra các bọt. Xét nghiệm phân tích nước tiểu là các hiệu quả để tìm ra protein trong nước tiểu.
Khi có bất thường về nước tiểu, bạn có thể tiến hành xét nghiệm nước tiểu. Đây là một xét nghiệm cơ bản nhưng có thể cho biết nhiều thứ về bệnh như nhiễm trùng đường tiểu, thận, tiểu đường, hay các bệnh khác. Xét nghiệm UA có thể dùng làm chẩn đoán hay theo dõi các bệnh lý.
VietBF @ Sưu tầm