(The Hill) – Washington Post vào ngày 25 tháng 12 loan tin “một số những người ngoan cố ủng hộ ông Trump tuyên bố Phó Tổng thống Mike Pence sẽ là kẻ phản bội nếu ông không bằng cách nào đó làm trật đường ray thủ tục kiểm phiếu cử tri đoàn trước phiên họp lưỡng viện vào ngày 6 tháng 1.
Là chủ tịch Thượng viện, Phó Tổng thống chịu trách nhiệm làm chủ toạ phiên họp lưỡng viện vào 1h chiều ngày 6 tháng 1 để kiểm phiếu cử tri đoàn cho tổng thống và phó tổng thống đắc cử từ 50 tiểu bang và D.C. Nếu v́ lư do nào đó, Phó Tổng thống vắng mặt th́ Phó Chủ tịch Thượng viện Charles Grassley (Cộng hoà – Iowa) sẽ thay thế.
Phó Tổng thống cuối cùng từ chối chủ toạ phiên họp lưỡng viện kiểm phiếu cử tri đoàn là ông Hubert Humphrey (Dân chủ – Minnesota) vào năm 1969, mặc dù ông tham dự những buổi lễ nhậm chức hai tuần sau đó. Humphrey thua cử vào tay ông Richard Nixon. Trong trường hợp đó, Phó Chủ tịch Thượng viện Richard Russell Jr. (Dân chủ – Georgia) đă cầm trịch điều khiển phiên họp chung.
Trong khi những người ngoan cố của ông Trump có thể nghĩ Phó Tổng thống bằng cách nào đó có thẩm quyền tuỳ ư để tuyên bố Trump-Pence thực sự là liên danh đắc cử, nhưng quan niệm này không có cơ sở trong Hiến pháp hoặc trong luật. Rơ ràng trong Hiến pháp và Luật pháp, thẩm quyền của Phó Tổng thống bị hạn chế nghiêm ngặt trong việc mở phong b́ từ các tiểu bang theo thứ tự chữ cái, rồi chuyển giấy chứng nhận cho 4 người kiểm phiếu (2 nhà lập pháp Hạ viện và 2 từ Thượng viện). Những người kiểm phiếu sẽ đọc, đếm và thay phiên thông báo kết quả từ mỗi tiểu bang. Sau khi tổng số phiếu của mỗi tiểu bang được thông báo, Phó Tổng thống sẽ hỏi liệu có bất cứ phản đối nào hay không. Nếu có ít nhất một thành viên mỗi viện kư tên vào phản đối đối với tổng số phiếu của tiểu bang nào đó, th́ mỗi viện sẽ lập tức rui lui về tranh căi nội bộ và bỏ phiếu những phản đối đó. Theo luật, tranh căi ở mỗi viện chỉ được giới hạn trong 2 tiếng đồng hồ, và không ai được phép nói quá 5 phút. Khi phiên họp chung quay trở lại, Thư kư của Thượng viện và Thư kư của Hạ viện thông báo kết quả bỏ phiếu tại viện của ḿnh.
Khi tất cả phiếu cử tri đoàn của tiểu bang được kiểm, Phó Tổng thống thông báo tổng số phiếu và tuyên bố ứng cử viên tổng thống và phó tổng thống nào nhận được đa số phiếu cử tri đoàn. Điều này sẽ quyết định tuyên bố chính thức người chiến thắng, và phiên họp chung sẽ kết thúc.
Sự thật là Phó Tổng thống, khi làm chủ toạ Thượng viện, có quyền quyết định những vấn đề về thủ tục, và là lá phiếu quyết định phá vỡ thế hoà hai bên. Tuy nhiên, thẩm quyền đó lại không được mở rộng sang phiên họp chung lưỡng viện kiểm phiếu cử tri đoàn nơi không cho phép tranh căi, không cho phép bỏ phiếu và đa số những yêu cầu cũng không được phép. Vào năm 2001, ví dụ, Phó Tổng thống Al Gore – người thua cử vào tay Tổng thống George W. Bush – đă từ chối thực hiện vấn đề thủ tục v́ thỉnh nguyện không được tŕnh bày bằng văn bản và đủ chữ kư ít nhất từ một thành viên ở Hạ viện và Thượng viện. Gore đem Đạo luật Kiểm phiếu Cử tri đoàn năm 1887 làm căn bản cho quyết định của ḿnh.
Dân biểu Mo Brooks (Cộng hoà – Alabama) thề sẽ đưa ra phản đối phiếu cử tri đoàn của một số tiểu bang, và Thượng nghị sĩ Josh Hawley (Cộng hoà – Missouri) cho biết sẽ tham gia vào nỗ lực này cùng với Cộng hoà tại Hạ viện bất chấp lănh đạo Thượng viện Cộng hoà kêu gọi thành viên của họ không tham gia.
Các cuộc kiểm phiếu cử tri đoàn trong những năm gần đây diễn ra khá chiếu lệ, chỉ mất 23 phút trong năm 2013, và 41 phút trong năm 2017. Tuy nhiên, rơ ràng nếu như nhiều phản đối được nêu ra một cách phù hợp, 2 tiếng đồng hồ tranh luận và bỏ phiếu mỗi phản đối có thể mất vài tiếng đồng hồ.
Khó có khả năng Phó Tổng thống Mike Pence sẽ t́m cách đi ngược lại trật tự được ghi trong Hiến pháp, đạo luật 1887, và những tiền lệ lâu năm. Tuy nhiên, ông ấy đang bị áp lực từ đồng minh và những người ủng hộ Trump, và thậm chí ngay cả bản thân Tổng thống. Có lẽ không phải trùng hợp mà Pence có lịch ra ngoại quốc công du vào đúng ngày đó.
Hương Giang (Theo The Hill)