Theo số liệu của hải quan Trung Quốc, gần 9.000 lít bia Australia đă bị chặn tại một cảng biển của Trung Quốc hồi tháng trước, trong khi đó gần 8 tấn thịt ḅ khác cũng bị thu giữ.
Được biết, 8.794 kg bia xuất khẩu được sản xuất và phân phối bởi công ty Sydney Beer bị thu giữ tại thành phố cảng Hạ Môn từ tháng 11 v́ dán nhăn hàng hóa sai. Hiện không có dấu hiệu cho thấy công ty Sydney Beer bị liệt vào danh sách cấm.
Số liệu cũng cho thấy 8.356 kg sản phẩm thịt ḅ không xương khác từ Meramist - một ḷ mổ ở Queensland bị hải quan Trung Quốc cấm từ 2 tuần trước - đă bị chặn lại tại cảng Nam Kinh v́ chứng nhận không khớp. Vào thời điểm ḷ mổ bị cấm, hải quan Trung Quốc không nêu lí do đưa ra quyết định này.
Meramist là ḷ mổ thứ 6 bị cấm bởi Bắc Kinh. Năm ngoái, một lô hàng thịt ḅ rút xương đông lạnh cũng đă bị chặn tại cảng Thượng Hải hồi tháng 6 v́ chứng nhận hàng hóa không khớp.
Cùng tháng đó, một nhà xuất khẩu thứ 3 của Australia là Country Choice từ Queensland, cũng bị thu giữ 20kg thịt ḅ đông lạnh ở Thượng Hải v́ chứng nhận không khớp. Không có dấu hiệu cho thấy Trung Quốc có những động thái thương mại nhằm cản trở công ty Country Choice.
Công ty Sydney Beer và Country Choice không đưa ra b́nh luận, trong khi Meramist tuyên bố sẽ tiếp tục hợp tác với chính quyền.
Đây được cho là những diễn biến mới nhất giữa các nhà xuất khẩu Australia với hải quan Trung Quốc. Nhiều công ty của Australia đă mắc kẹt trong cuộc mâu thuẫn chính trị và thương mại đă kéo dài tới tháng thứ 8 giữa Trung Quốc và Australia.
Mâu thuẫn chưa chấm dứt
Hiện nay, Trung Quốc được cho là ít có khả năng bỏ qua các sai sót trong lô hàng của Australia dù việc này là điều thường gặp đối với các lô hàng xuất khẩu quy mô lớn.
Bốn nhà máy chế biến thịt đầu tiên của Australia bị cấm xuất khẩu sang Trung Quốc - gồm Kilcoy Pastoral, JBS Beef City, JBS Dinmore và Northern HTX - đă liên tục các vấn đề về tuân thủ dán nhăn, dán nhăn sai và không khớp với giấy chứng nhận y tế và hàng hóa vào năm ngoái và đầu năm nay trước khi những nhà máy này bị đ́nh chỉ vào tháng 5 vừa qua.
"So với 2 năm trước, hiện tại Trung Quốc đă trở nên khắt khe hơn rất nhiều đối với Australia. Trước đây, Trung Quốc thường thể hiện sự đồng cảm và sẵn sàng hỗ trợ giải quyết vấn đề. Nhưng bây giờ điều đó không c̣n nữa," một chuyên gia nhận định.
Các nhà xuất khẩu khác của Australia, bao gồm xuất khẩu thủy sản cũng như vitamin và chất bổ sung, cũng gặp nhiều vấn đề liên quan khác.
Vào tháng 8 và tháng 9 vừa qua, hải quan Trung Quốc phát hiện các lô hàng bổ sung gửi từ Sydney đến Thượng Hải, Nam Kinh và Hoàng Phố của nhà sản xuất dược phẩm Ferngrove Pharmaceuticals có vấn đề về chứng nhận y tế và có quá nhiều phụ gia thực phẩm.
Trong tháng 9, hơn 25.000kg cá đông lạnh của Austral Fisher đă bị ngừng nhập khẩu tại Thanh Đảo do không đủ giấy chứng nhận.
Australia không phải là quốc gia duy nhất gặp phải rắc rối với hải quan Trung Quốc. Mỗi tháng, nhiều quốc gia bao gồm New Zealand, Mỹ, hoặc Ấn Độ đều có một số vi phạm đối với quy định nhập khẩu của Trung Quốc.
Tuy nhiên, xung đột chính trị giữa Trung Quốc và Australia đang gây ra ảnh hưởng nặng nề đối với lượng hàng xuất khẩu lớn của Australia sang Trung Quốc. Hai nước có mối quan hệ thương mại song phương với giá trị đạt gần 181 tỷ đô la Mỹ.
Xung đột giữa Trung Quốc và Australia đă bắt đầu vào hồi tháng 4 khi Australia thúc đẩy cuộc điều tra về nguồn gốc của virus corona. Đầu năm 2018, Canberra cũng từ chối công nghệ 5G của Huawei do lo ngại về an ninh quốc gia.
|