Nếu Thổ Nhĩ Kỳ tấn công người Kurd, Nga sẽ dội mưa bom ở Idlib. Nhưng nếu Moscow không đáp ứng thỏa thuận, Ankara cũng không nể mặt.
Nga bối rối
Vào đầu tháng 12, Nga đă thành lập ba trạm quan sát do quân cảnh nước này điều hành gần thị trấn Ain Issa ở đông bắc Syria.
Nhưng kể từ đó đến nay, Moscow đă không thành công trong việc thuyết phục chỉ huy Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) do Mỹ hậu thuẫn chuyển giao quyền kiểm soát thành phố cho quân đội Nga hoặc cho các lực lượng của chính quyền Syria nhằm tránh một cuộc tấn công tiềm tàng từ Quân đội Quốc gia Syria (SNA) do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn.
Đồng thời, Nga cũng không can thiệp vào các nỗ lực của SNA trong việc chiếm đóng các vị trí mới trong vùng lân cận Ain Issa để duy tŕ chiến dịch. Điều này đang khiến Nga rơi vào t́nh cảnh bế tắc, thậm chí có thể ảnh hưởng đến cả chiến dịch ở Idlib.
Hồi đầu tuần, một chỉ huy SDF đă chỉ trích Nga v́ không lên tiếng phản đối các cuộc tấn công gần đây vào thị trấn chiến lược Ain Issa của người Kurd ở phía đông bắc Syria.
“Đă có các cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ rất gần căn cứ ở Ain Issa và Nga không nói một lời nào”, Riyad Khalaf, Chủ tịch Hội đồng quân sự Gire Spi (Tell Abyad) của SDF, nói với hăng tin Rudaw. “Ban đầu trong các cuộc đàm phán của chúng tôi với Chính phủ Syria, họ đang cố gắng gây áp lực buộc chúng tôi phải trao vùng đất Ain Issa cho Chính phủ Syria”.
Các quan chức người Kurd khác cũng cáo buộc Nga gây áp lực buộc họ phải nhường đất cho Damascus.
Quân đội Nga đang phản ứng bằng sự kiềm chế rơ rệt đối với t́nh h́nh leo thang xung quanh Ain Issa, thậm chí c̣n ngó lơ chiến dịch tấn công của Ankara, dẫu cho các điều khoản của thỏa thuận Sochi 2019 giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ không cho phép Thổ Nhĩ Kỳ làm điều này.
Việc Nga từ chối chủ động can thiệp hoặc ra tối hậu thư đến từ một số nguyên nhân nhất định.
Đầu tiên, quân đội Nga tại các khu vực do SDF kiểm soát ở đông bắc Syria và vùng xuyên sông Euphrates cảm thấy lo ngại v́ không có điều kiện quân lực tốt nhất. Sự hiện diện hạn chế của lực lượng quân cảnh Nga và quân Chính phủ không cho phép thực hiện các hoạt động quân sự chính thức ở đó và Nga chỉ có thể sử dụng lực lượng không quân trong khu vực theo thỏa thuận với Mỹ.
Thứ hai, máy bay Mỹ vẫn kiểm soát không phận khu vực này và không có nhiều khả năng Washington sẽ cho phép lực lượng không quân Nga thực hiện các cuộc ném bom trong khu vực ḿnh phụ trách. Do đó, Moscow đang t́m kiếm các giải pháp thỏa hiệp để tránh leo thang có thể khiến Thổ Nhĩ Kỳ quay trở lại can thiệp quân sự như trong Chiến dịch Mùa xuân Ḥa b́nh 2019.
Thổ Nhĩ Kỳ và lực lượng đồng minh ở Syria không có lư do chính đáng để phát động một cuộc tấn công vào Ain Issa, nhưng có lư do để nối lại các chiến dịch chống lại các tay súng người Kurd ở hướng Manbij và Ain al-Arab (Kobani).
Phía Nga đă không thể thực hiện Điều 3 và 5 của bản ghi nhớ Sochi, với cam kết liên quan đến việc rút lực lượng SDF khỏi các vùng Manbij và Tell Rifaat, cũng như từ một dải dọc theo biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ ở miền Đông Syria. Tại những khu vực này, vẫn có các đơn vị của người Kurd hoạt động. Đó là lư do Ankara không hài ḷng.
Do đó, theo thời gian, rơ ràng là thỏa thuận Sochi 2019 đă làm suy yếu thay v́ củng cố vị thế của Moscow ở Syria. Nếu trước đó, Nga có thể sử dụng lư do Thổ Nhĩ Kỳ không hoàn thành nghĩa vụ loại bỏ các nhóm cực đoan ở Idlib để nối lại các hoạt động quân sự, th́ Thổ Nhĩ Kỳ giờ đây cũng có lư do tương tự đối với vấn đề người Kurd để phản đối lại Nga.
Một cách để Nga thoát khỏi t́nh trạng bế tắc như vậy là sửa đổi các quy định của bản ghi nhớ Sochi, tính đến những thực tế mới. Nhưng về vấn đề này, Ankara tất nhiên sẽ muốn sửa đổi các thỏa thuận Nga-Thổ Nhĩ Kỳ liên quan đến t́nh h́nh Idlib, loại bỏ các nghĩa vụ mà nước này phải thực hiện.
Nga làm thế nào?
Nga nhận thấy ḿnh ở một vị trí dễ bị tổn thương sau khi Thổ Nhĩ Kỳ triển khai một nhóm quân đáng kể đến Idlib, điều sẽ cản trở kế hoạch của Damascus và Moscow tiến hành các hoạt động quân sự mới trong khu vực.
Cho đến nay, trở ngại chính đối với việc Ankara nối lại Chiến dịch Mùa xuân Ḥa b́nh chống lại SDF ở đông bắc Syria không phải là quân đội Nga hay lực lượng Syria, mà là sự không chắc chắn về chính sách của Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden sắp tới sẽ đi theo con đường nào đối với Thổ Nhĩ Kỳ.
Ngoài ra, sự lo ngại của Ankara về một số vấn đề nhất định từ chính quyền mới của Mỹ khiến nước này đang tiếp tục theo đuổi quan hệ đối tác chiến lược với Moscow và tránh xuất hiện các t́nh huống xung đột.
Do đó, ở giai đoạn leo thang hiện tại tại Ain Issa, rất có thể cuộc giao tranh chỉ giới hạn trong phạm vi hoạt động cục bộ. Theo giới phân tích, kịch bản sẽ là phía Thổ Nhĩ Kỳ - một mặt gây sức ép với SDF - sẽ để lại cơ hội cho Moscow buộc lực lượng người Kurd rời khỏi khu vực. Đổi lại, Nga có thể giảm áp lực lên Idlib bằng cách ngừng các cuộc không kích.
Đồng thời, nếu Ankara quyết định tiến hành một chiến dịch hạn chế chống lại Ain Issa, th́ rất có thể sẽ có sự gia tăng các cuộc không kích của Nga vào Idlib.
VietBF @ Sưu tầm