Chế tạo động cơ "thủ giống thủ, xôi giống xôi" là việc gần như không thể. Trung Quốc vẫn chưa sản xuất được, thậm chí cả những sản phẩm trên cơ sở công nghệ "cổ lỗ" từ thời Liên Xô.
Công nghiệp hàng không vũ trụ Mỹ bị tin tặc tấn công
Năm 2018, Mỹ tuyên bố đă có một chiến dịch đặc biệt với quy mô khổng lồ liên quan tới việc mạng máy tính của 13 nhà sản xuất thiết bị kỹ thuật hàng không và vũ trụ trên khắp thế giới bị đột nhập, và trước tiên, ở chính tại nước Mỹ.
Theo khẳng định của phía Mỹ, trong cuộc tấn công tin tặc quy mô chưa từng có này, có sự tham gia của cả lực lượng t́nh báo quân sự lẫn đại diện những doanh nghiệp trong lĩnh vực này ở Trung Quốc. Bắc Kinh, đương nhiên, phủ nhận một cách cương quyết nhất có thể, nhưng đâu đó vẫn c̣n lại "dấu vết".
Một trong những doanh nghiệp trở thành mục tiêu quan tâm đặc biệt của tin tặc là CFM International - Công ty liên doanh giữa 2 "gă khổng lồ" là General Electric (Mỹ) và tập đoàn Safran (Pháp).
Tuy nhiên, chính công ty này đang thực hiện một công việc tối quan trọng đối với Trung Quốc - thiết kế và chế tạo động cơ phản lực turbo LEAP-1С dành cho chiếc máy bay C919 đầy triển vọng của Trung Quốc.
Tham vọng của các nhà sản xuất là nó sẽ phải trở thành đối thủ cạnh tranh của những động cơ trang bị trên các ḍng máy bay như Airbus A320neo và Boeing-737MAX.
Dự kiến "động cơ rất mạnh" của chiếc máy bay mới sẽ được ứng dụng những công nghệ tiên tiến đặc biệt, như cánh quạt được sản xuất trên cơ sở ứng dụng công nghệ 3D WRTM và sử dụng sợi carbon giúp nâng cao hiệu suất hoạt động của máy bay cùng nhiều chi tiết khác.
Điều thú vị trước đây Trung Quốc từng lên kế hoạch chế tạo động cơ nội địa cho C919 mang mă hiệu CJ-1000A và CJ-1000В.
Động cơ đầu tiên, về ư tưởng, sẽ phải được bàn giao để cấp phép trong năm 2022, động cơ thứ hai - sau đó một năm. Những động cơ này dự kiến sẽ được đưa vào sản xuất hàng loạt trong giai đoạn 2025-2026.
Tuy nhiên, tạm thời mọi thứ vẫn chưa có nhiều chuyển biến. Có phải đó là lư do của việc Trung Quốc muốn "đào bới" trong những hệ thống máy tính của CFM International hay không?
Vở diễn bất thành
Cần lưu ư rằng, sau khi tích luỹ được kinh nghiệm không lồ trong việc sản xuất với độ chính xác cao mọi cơ chế và thiết bị điện tử, máy tính cho tới máy bay tiêm kích và tàu sân bay, các kỹ sư Trung Quốc đă quyết định đi theo phương pháp quen thuộc là "ăn cắp công nghệ" chế tạo động cơ máy bay. Tuy nhiên, lần này vở diễn đă không thành công.
Hiện nay, về bản chất vấn đề, chỉ một vài nước trên thế giới có kinh nghiệm từ hàng thế kỷ gồm Mỹ, Anh, Pháp, Nga, mà điều quan trọng nhất, họ có nền tảng khoa học và sản xuất tương ứng để có thể sản xuất các sản phẩm công nghệ cao, rất hiện đại.
"Đánh đu" và tiệm cận với họ dường như chỉ có Nhật Bản và Đức là đủ tầm, nhưng họ gặp phải nhiều vấn đề từ sau Thế chiến thứ II.
Chế tạo động cơ "thủ giống thủ, xôi giống xôi" hoá ra là việc gần như không thể - chỉ cần một sai sót nhỏ trong quy tŕnh công nghệ hoặc trong những vật liệu sử dụng sẽ làm cho mọi công sức trở nên vô nghĩa.
Có thể dẫn chứng một vài ví dụ. Từ thập niên 80 của thế kỷ trước, khi chế tạo các tiêm kích nội địa, Trung Quốc đă để mắt tới các động cơ F-404-GE-402 và F-404-GE-F1D2, do công ty General Electric (Mỹ) chế tạo dành cho những tiêm kích F/A-18 và F-117A Nighthawk.
Tuy nhiên, khi nghiên cứu một cách thấu đáo vấn đề, các kỹ sư Trung Quốc đă quyết định rằng không thể "làm nhái" được một động cơ có chất lượng, đảm bảo cho các máy bay chiến đấu vận hành một cách ổn định và an toàn. Việc sao chép là vô kế khả thi.
Hệ quả đă khiến cho mối quan hệ Mỹ và Trung Quốc thất bại hoàn toàn, và không có bất cứ hoạt động hợp tác kỹ thuật-quân sự nào được triển khai. Khi đó, Bắc Kinh nhanh chóng "chuyển hướng" sang ngành công nghiệp quốc pḥng Nga - đương nhiên họ vẫn không từ bỏ ư định "vay mượn" công nghệ.
Đến đây, mọi thứ diễn ra khá thành công bởi các sản phẩm của Nga ít phức tạp và dù có hay thay đổi, nhưng lại ổn định hơn của Mỹ và "đ̣i hỏi" ít hơn khi sản xuất và vận hành.
Tuy nhiên, với các động cơ RD-93, "trái tim" trên các máy bay tiêm kích mới của Không quân Trung Quốc, mọi thứ cũng không đơn giản như dự kiến. Cuối cùng, chúng đă được sao chép thành động cơ WS-13E.
Trên thực tế, mặc dù nỗ lực "ăn cắp công nghệ" ở mức cao nhất nhưng Trung Quốc không thể nào chế tạo được "y x́ đúc" những hợp kim mà Nga sử dụng để chế tạo cánh quạt máy nén khí của động cơ và giúp nó hoạt động một cách ổn định trong điều kiện nhiệt độ cực cao khi đốt cháy nhiên liệu.
Dù vậy, các chuyên gia Trung Quốc sau nhiều năm vật vă đă t́m được lối thoát - họ đă phủ lên bề mặt của động cơ những hợp chất gốm đặc biệt, giúp tăng khả năng chịu nóng tức th́ và kéo dài tuổi thọ của nó lên 2.200 giờ.
Thực ra, mọi thứ phải mất không chỉ một mà là nhiều năm, tuy nhiên hiện giờ, chí ít ra th́ Trung Quốc cũng gặt hái được những thành quả nhất định mà một trong những điểm sáng là Không quân Pakistan đă mua các tiêm kích JF-17 "Made in China" được trang bị ḍng động cơ WS-13E này.
Tất cả chỉ có vậy, đối với các tiêm kích tàng h́nh J-20, động cơ này hoàn toàn không phù hợp v́ thế nó vẫn buộc phải sử dụng động cơ của Nga.
Hiện nay, Trung Quốc đang tiến hành phát triển động cơ WS-15 thế hệ mới, tuy nhiên, tạm thời nó vẫn chưa có được sự ổn định. Làm sao đây - những chuyên gia Trung Quốc dù hết sức nỗ lực nhưng vẫn chưa học được cách chế tạo các đường ống nhiệt và tuốc bin khí ở mức độ tin cậy cần thiết.
Bên cạnh đó, động cơ duy nhất có khả năng nâng cánh những chiếc máy bay vận tải quân sự Y-20 và máy bay ném bom tầm xa H-6 của Không quân Trung Quốc vẫn là động cơ D-30KP2 của Nga. Ḍng động cơ này về bản chất là sản phẩm của ngành công nghiệp quốc pḥng Liên Xô vào thập niên 60 và 70 của thế kỷ trước.
Trung Quốc đă đặt ra mục tiêu chế tạo một sản phẩm thay thế xứng tầm - động cơ cánh quạt turbo W-20. Để thực hiện điều đó, Trung Quốc đang lên kế hoạch… Đúng như kiểu làm thế nào để sao chép một cách chi tiết hơn nữa sản phẩm tiếp theo của General Electric.
Theo các chuyên gia, bất chấp tất cả những thành tựu hiện có, các doanh nghiệp chế tạo hàng không Trung Quốc tạm thời vẫn chưa thể sản xuất, thậm chí cả những động cơ hàng không trên cơ sở những công nghệ từ thời Liên Xô ở mức độ cần thiết.
Tuy nhiên, căn cứ vào những nguồn lực và phương tiện ồ ạt "ném" vào ngành này, Trung Quốc hoàn toàn có thể tạo ra được "sự bứt phá nhất định" trong thời gian không xa.
VietBF @ Sưu tầm