Ư nghĩa bữa cơm tất niên với phong tục Tết của người Việt không phải ai cũng biết. Vậy chúng ta cùng t́m hiểu nha.
Bữa cơm tất niên không chỉ mang ư nghĩa mời ông Công, ông Táo về trần, mà c̣n là dịp để gia đ́nh tụ họp, nh́n lại một năm đă qua và khởi đầu tương lai tốt đẹp.
Chiều 30 Tết luôn là thời điểm các gia đ́nh Việt Nam sum họp với bữa cơm tất niên. Tuy nhiên, hơn cả một bữa cơm thịnh soạn chào đón năm mới, tiệc tất niên được người xưa gửi gắm nhiều thông điệp ư nghĩa về mặt tâm linh và tinh thần.
Bữa tiệc để con cháu “ra mắt” tổ tiên
Theo quan niệm cha ông, bữa cơm tất niên là dịp để mọi thành viên trong gia đ́nh có mặt đầy đủ. Gia đ́nh càng đông đủ con cháu càng nhiều phúc lộc và may mắn.
Đây cũng chính là dịp để người lớn giới thiệu các con, các cháu với ông bà, tổ tiên. Từ đó, tổ tiên biết được tên tuổi, nghề nghiệp và những khó khăn của con cháu và phù hộ độ tŕ.
Ngược lại, con cháu sẽ coi như tổ tiên đang quây quần và hiện hữu trên bàn thờ. Họ sẽ thết đăi ông bà trang trọng, với lễ là cơm canh và các món ăn ngon.
Cúng tất niên ở mỗi vùng có thể khác nhau, nhưng cần có đủ bánh chưng, dưa hành, gị lụa, nem rán, thịt đông…
Hoàng Trí Dũng (25 tuổi, Hà Nội) cho biết, bữa cơm tất niên luôn có ư nghĩa rất lớn với gia đ́nh anh, bởi đây là dịp mọi người báo cáo với ông bà về những việc đă làm được trong năm qua, đồng thời nhờ cậy sự phù hộ cho năm mới thịnh vượng.
“Sau một năm 2020 đầy biến động, tôi thực sự mong mỏi có thể sum họp bên gia đ́nh vào ngày 30 Tết, như cách để tâm hồn được tĩnh lặng, đồng thời nh́n lại bản thân sau một hành tŕnh dài”, anh Dũng tâm sự. Trí Dũng tin rằng những điều giản dị như mời người đă khuất về dương gian để chung vui cùng con cháu là một trong những cách làm nên Tết diệu kỳ.
Bữa cơm tất niên c̣n là nghi thức tiễn biệt năm cũ, đón năm mới, mời ông Công, ông Táo về trần thế tiếp tục cai quản bếp núc. Sau bữa cơm tất niên, gia đ́nh sẽ sửa soạn để cúng giao thừa, tiễn năm cũ và đón chào năm mới.
Gắn kết mọi thế hệ trong gia đ́nh
Bữa cơm tất niên quan trọng bởi đây là dịp hiếm hoi có đầy đủ mọi thành viên trong gia đ́nh - vốn thường xa nhau để đi học, đi làm trong suốt cả năm c̣n lại. Mọi người ngồi quanh mâm cơm tất niên, nâng cốc chúc nhau năm mới, kể cho nhau nghe những chuyện đă qua và cả nhiều mục tiêu sắp tới.
Đây cũng là dịp trẻ con trong nhà được gặp nhau, vui chơi và hỏi thăm sức khỏe người lớn.
Dù vẫn đang tháng 12, Phương Uyên (23 tuổi, Đà Lạt) háo hức được về nhà nghỉ Tết. Cô nàng đang làm nhân viên cho một công ty bảo hiểm thú nhận: “Đi làm xa nhà cả năm, ḿnh chỉ mong nhanh đến Tết để c̣n được về với ṿng tay gia đ́nh. Trong đó, bữa cơm tất niên là dịp ḿnh thích nhất”.
Bữa cơm tất niên là dịp hiếm hoi có đầy đủ mọi thành viên trong gia đ́nh.
Theo Uyên, bữa cơm tất niên chiều 30 Tết luôn khiến cô cảm thấy bồi hồi và xúc động, bởi lúc này mọi người trong gia đ́nh đều đang tất bật mua sắm, nấu nướng, dọn dẹp, ai cũng khẩn trương và náo nhiệt.
“Tuy năm 2020 nhiều biến cố, nhưng với tinh thần lạc quan, ḿnh nghĩ rằng chúng ta nên gạt bỏ những phiền muộn năm cũ để chuẩn bị cho một cái Tết 2021 diệu kỳ, bắt đầu từ những điều giản dị như một bữa tiệc tất niên ấm áp bên những người thân yêu nhất”, cô gái thuộc thế hệ Z cho hay.
Dù cuộc sống đổi thay, con người trở nên bận rộn, nhưng truyền thống ngày lễ Tết của người Việt như bữa cơm tất niên vẫn được các thế hệ coi trọng, ǵn giữ. Mỗi người đều hiểu việc cả gia đ́nh quây quần bên mâm cơm ngày cuối năm tuy giản dị, nhưng mang lại giá trị lớn về mặt tinh thần. Đặc biệt, sau năm 2020 với nhiều biến động, người trẻ càng mong mỏi về một cái Tết diệu kỳ - cơ hội để mỗi người được tĩnh tâm và hướng đến những điều tốt đẹp hơn trong tương lai.
VietBF@ sưu tầm.