Nga triển khia sức mạnh ở Đông Bắc Á 'nắn gân' liên minh Mỹ- Nhật. Nga đưa tên lửa pḥng không tối tân lên đảo đang tranh chấp với Nhật Bản và tăng cường quân sự ở Đông Bắc Á khiến liên minh này quan ngại.
Đầu tháng 12, Nga triển khai một trong những hệ thống pḥng không tiên tiến nhất lên quần đảo đang tranh chấp với Tokyo. Đây là một phần trong chiến lược của Nga nhằm tăng cường hiện diện quân sự ở Đông Bắc Á.
Để đối phó với Mỹ, Nga nâng cấp hệ thống vũ khí của họ ở Viễn Đông, bàn giao các tàu mới cho Hạm đội Thái B́nh Dương, và mở rộng đáng kể hợp tác quân sự với Trung Quốc. Hành động của Nga không chỉ khiến Tokyo lo ngại mà c̣n đặt ra thách thức với chính quyền sắp tới của tổng thống đắc cử Joe Biden, theo Nikkei Asia.
Ưu tiên vùng Viễn Đông
Ngày 1/12, Moscow cho biết tên lửa pḥng không S-300V4 đă được đưa đến đảo Turup - được gọi là Etorofu ở Nhật Bản. Đây là một trong 4 đảo thuộc quần đảo Kuril. Tokyo cũng tuyên bố chủ quyền ở quần đảo này, gọi là Vùng lănh thổ phía bắc.
Cựu Thủ tướng Dmitry Medvedev trong một chuyến thăm đến đảo Turup tháng 8/2019. Đảo này thuộc quần đảo mà Nga và Nhật đều tuyên bố chủ quyền. Ảnh: AFP.
Sự điều động của Nga vấp phải sự phản ứng ngay lập tức của Nhật Bản. Tokyo gọi đó là “hành động không thể chấp nhận được”.
Động thái triển khai vũ khí của Nga diễn ra sau tuyên bố của Bộ trưởng Quốc pḥng Sergei Shoigu vào tháng 9, rằng quân đội ở Viễn Đông sẽ tiếp nhận hơn 500 thiết bị vũ khí mới trước cuối năm.
“T́nh h́nh quân sự và chính trị ở hướng chiến lược miền Đông vẫn c̣n diễn biến phức tạp. Quân khu Đông đưa ra một loạt biện pháp để ngăn chặn các mối đe dọa mới nổi. Lực lượng quân sự ở các hướng quan trọng đang được tăng cường một cách nhất quán”, Bộ trưởng Shoigu nói.
Từ năm 2016, lực lượng quân sự Nga ở Viễn Đông nhận hơn 3.700 đơn vị vũ khí và thiết bị quân sự mới, bao gồm tên lửa, pháo đến máy bay chiến đấu và xe tăng.
Đầu năm 2018, Bộ Quốc pḥng Nga cam kết tăng cường cho Hạm đội Thái B́nh Dương thêm 70 tàu chiến vào năm 2027.
Bất chấp việc sản xuất bị chậm lại do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, hạm đội dự kiến nhận thêm 15 tàu mới trước khi năm 2020 kết thúc.
Theo các chuyên gia, những hành động dồn dập của Nga là để tăng cường đối phó Mỹ và các đồng minh ở Đông Bắc Á.
Hệ thống pḥng không S-300V4 đă được triển khai lên quần đảo Kuril, mà Nhật Bản gọi là Vùng lănh thổ phía bắc. Ảnh minh họa: TASS.
“Nếu bạn nh́n vào các hệ thống vũ khí được Bộ Quốc pḥng Nga triển khai tới vùng Viễn Đông những năm gần đây, bạn sẽ thấy rằng mục đích là để đẩy lùi các mối đe dọa trên biển và trên không, chứ không phải mối đe dọa trên bộ đến từ Trung Quốc”, Artyom Lukin, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Liên bang Viễn Đông của Nga, nói.
Ông phân tích thêm: “Chúng tôi không chuẩn bị để đẩy lùi một cuộc xâm lược giả định của Trung Quốc qua sông Amur. Kế hoạch quân sự ở vùng Viễn Đông nhằm kiềm chế mối đe dọa từ liên minh Mỹ - Nhật”.
Cuộc đối đầu với Mỹ không hoàn toàn là lư thuyết. Các lực lượng Nga và Mỹ đọ sức trong nhiều cuộc chạm trán ở biển Okhotsk, eo biển Bering và biển Nhật Bản những năm gần đây. Hai bên đều cáo buộc đối phương khiêu khích trước.
Gần đây nhất, vào cuối tháng 11, tàu khu trục USS John McCain của Mỹ tiến vào sâu 2 km trong vùng vịnh Peter Đại đế, gần thành phố cảng Vladivostok của Nga. Moscow coi vùng vịnh thuộc lănh hải của Nga, nhưng Mỹ không công nhận tuyên bố này.
Ngay sau khi phát hiện tàu McCain, Hạm đội Thái B́nh Dương của Nga triển khai tàu khu trục Đô đốc Vinogradov để ngăn chặn và xua tàu Mỹ rời khỏi đây. Bộ Quốc pḥng Nga tuyên bố đă "đuổi" tàu Mỹ khỏi vịnh, c̣n Lầu Năm Góc phủ nhận việc này.
Nguồn cơn căng thẳng khác giữa hai nước là ư định của Mỹ muốn triển khai tên lửa đến châu Á. Hồi tháng 8/2019, Mỹ rút khỏi Hiệp ước Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF) với Nga, vốn cấm mọi vụ phóng tên lửa đạn đạo hoặc phóng từ mặt đất trong tầm 500-5.500 km.
Vài ngày sau, Lầu Năm Góc thông báo t́m kiếm điểm phóng tên lửa ở châu Á. Nhật Bản được xem là nước đầu tiên sẵn sàng đón nhận những tên lửa Mỹ.
Trước rủi ro tên lửa Mỹ áp sát biên giới phía đông, giới lănh đạo quân sự Nga phải gia tăng ưu tiên ở Đông Bắc Á.
Nhận định về bước đi tương lai của Nga, Yoshinaga Hayashi - thiếu tướng về hưu trong Lực lượng Pḥng vệ trên không Nhật Bản - cho biết: “Nga đang cố gắng đi trước động thái của Mỹ để triển khai tên lửa có khả năng vươn tới lănh thổ của họ ở Nhật Bản”.
Thế khó cho Nhật Bản
Việc Nga liên tục tăng cường sức mạnh quân sự ở vùng Viễn Đông đẩy Nhật Bản vào thế khó. Quần đảo Kuril thuộc chủ quyền Nhật Bản trước Thế chiến II, nhưng Liên Xô chiếm đóng trong những ngày cuối của chiến tranh.
Tàu khu trục USS John McCain. Ảnh: AP.
Nhật Bản chưa bao giờ công nhận quyền sở hữu của Nga. Nhiều thập kỷ đàm phán giữa hai bên vẫn không giải quyết được tranh chấp.
Ông Hayashi nói thêm rằng việc Tokyo muốn mua lại hệ thống pḥng thủ tên lửa Aegis Ashore làm trầm trọng thêm những lo ngại của Moscow. Điều đó thúc đẩy Nga tăng cường pḥng thủ trên đảo Kuril.
Alexey Lenkov, nhà phân tích quốc pḥng Nga nói với Nikkei Asia rằng bằng cách triển khai hệ thống S-300V4, Moscow hy vọng biến quần đảo Kuril thành khu vực kiên cố, ngăn chặn các mối đe dọa tiềm tàng xâm lược đất liền.
Bên cạnh việc tăng cường sức mạnh quân sự ở Viễn Đông, Nga c̣n đẩy mạnh hợp tác quân sự với Trung Quốc. Tổng thống Nga Vladimir Putin từng nói một liên minh quân sự với Trung Quốc “hoàn toàn có thể xảy ra”.
Kể từ năm 2012, Moscow và Bắc Kinh tiến hành các cuộc tập trận hải quân chung ở biển Nhật Bản, Hoàng Hải và biển Hoa Đông. Tháng 8/2018, hàng ngh́n binh sĩ Trung Quốc và hàng trăm xe tăng đến miền Đông Siberia để tham gia tập trận Vostok - cuộc tập trận lớn nhất của Nga kể từ sau Chiến tranh Lạnh.
Tháng 7/2019, không quân Nga và Trung Quốc lần đầu tuần tra chung bằng máy bay ném bom ở biển Nhật Bản. Cuộc tuần tra khiến Nhật Bản và Hàn Quốc chỉ trích gay gắt, thậm chí Seoul c̣n cho c̣n bắn hàng trăm phát súng cảnh cáo.
Tuy vậy, các nhà phân tích vẫn hoài nghi về liên minh quân sự lâu dài giữa Nga và Trung Quốc. Bởi việc Moscow tăng cường hợp tác với Bắc Kinh chỉ nhằm thách thức Washington và gây sức ép đến liên minh Mỹ - Nhật.
VietBF@ sưu tầm.