Mỹ đă t́m ra cách đối phó với S-400 Nga? Ynet của Israel nói rằng, trong cuộc diễn tập hỗn hợp vừa được thực hiện, quân đội Mỹ đă t́m ra cách đối phó với hệ thống pḥng thủ S-400 Nga. Thông tin này có đáng tin cậy?
Cuộc diễn tập tấn công nhanh vừa được Quân đội Mỹ tổ chức tại Florida nhằm tăng cường khả năng đối phó với những vũ khí thế hệ mới của Nga. Trong cuộc diễn tập, Mỹ đă sử dụng những hệ thống vũ khí, khí tài công nghệ cao tấn công vào S-300 đóng giả làm S-400, cường kích hạng nặng Su-34.

Mỹ tin đă biết cách đối phó với S-400 Nga.
"Cuộc diễn tập được thực hiện với sự tham gia của tiêm kích tàng h́nh F-35, chiến đấu cơ Mỹ, UAV và hệ thống S-300 của Mỹ được sử dụng làm mục tiêu mô phỏng.
Chiến đấu cơ Mỹ đă t́m được cách vô hiệu hệ thống S-400 trong trường hợp cần thiết. Ngoài ra, cuộc diễn tập cũng nhằm tăng cường khả năng vô hiệu pḥng không Iran và đ̣n tấn công của Tehran", một đại diện của Không quân Mỹ cho biết.
Ngoài ra, Mỹ cũng đă sử dụng những chiếc tăng T-72 hiện có của ḿnh vào nội dung diễn tập một phỏng một cuộc tấn công đối phó với cuộc tấn công từ lực lượng tăng thiết giáp Nga.
"Với những nguy cơ trong tương lai, Bộ Quốc pḥng Mỹ đang chuẩn bị cho bất kỳ điều ǵ có thể xảy ra", nguồn tin này cho biết thêm.
Hồi cuối tháng 6/2020, quân đội Mỹ đang t́m cách chống lại hệ thống tên lửa pḥng không S-400 của Nga. Mỹ đă thử tên lửa AGM-88 HARM nâng cấp. Tờ B́nh luận quân sự của Nga cho biết loại tên lửa này được thiết kế để vô hiệu hóa các hệ thống pḥng không và phá hủy radar đối phương. Tầm bắn của tên lửa đă tăng lên 230 km.
Nhưng người Nga tin rằng phiên bản nâng cấp này vẫn chưa thể đối chọi với hệ thống tên lửa S-400 của Nga, do tên lửa 40H6 của hệ thống Triumph bay xa hơn 150 km. Tạp chí Nga kết luận rằng phiên bản AGM-88 HARM nâng cấp không có khả năng chống lại hệ thống pḥng không S-400.
Máy bay Mỹ mang tên lửa mới sẽ phải chấp nhận rủi ro khi nằm trong khu vực bị hệ thống pḥng không S-400 tấn công. Trong khi đó ngành công nghiệp quốc pḥng Nga đă chuẩn bị loại tên lửa mới 48N6.
C̣n tờ The Drive của Mỹ cho biết Hải quân Mỹ cuối tháng 5 đă lần đầu tiên thử nghiệm tên lửa dẫn đường chống bức xạ tối tân AGM-88G (AARGM-ER), được thiết kế để phá hủy các hệ thống pḥng thủ tên lửa của đối phương.
Trong các cuộc thử nghiệm, máy bay F/A-18E Super Hornet được mang nguyên mẫu tên lửa AGM-88G AARGM-ER. Mục đích của các cuộc thử nghiệm là xác minh hoạt động chung của cả hệ thống máy bay và tên lửa. Các thử nghiệm được tiến hành tại sân bay Patuxent River của Hải quân Mỹ ở bang Maryland.
Tháng 3/2019, các máy bay chiến đấu F/A-18E Super Hornet, EA-18G Growler và F-35 Lightning II sẽ được trang bị tên lửa AGM-88G AARGM-ER nhằm "hủy diệt" hệ thống pḥng không S-400 Triumph của Nga.
AGM-88G AARGM-ER được chế tạo năm 2015 và dự kiến sẽ được đưa vào phiên chế quân đội Mỹ năm 2023. Tên lửa được trang bị đầu đạn có hệ thống dẫn đường quán tính và toàn cầu (từ vệ tinh), cũng như cảm biến hồng ngoại.
Vũ khí này khác với tên lửa chống bức xạ tốc độ cao AGM-88E (HARM) ở điểm nhỏ gọn hơn, tầm bắn và tốc độ cao hơn, cũng như sử dụng động cơ, đầu đạn và các hệ thống điều khiển mới. Nhưng việc có đủ năng lực chống lại S-400 hay không cần phải có thời gian mới có thể có câu trả lời chính xác.
VietBF@ sưu tầm.