Điểm yếu chết người của các căn cứ phi pháp Trung Quốc lập ở Biển Đông qua một bài viết. Theo đó, bài viết phân tích việc Trung Quốc dành nhiều năm để biến các rạn san hô và băi đá ngầm ở Biển Đông thành các tiền đồn nhưng những thực thể này rất dễ bị tấn công và khó pḥng thủ trong trường hợp xảy ra chiến tranh.
Bài viết đăng trên tạp chí Naval and Merchant Ships, thuộc Tổng Công ty Đóng tàu nhà nước Trung Quốc (CSSC) - đơn vị đóng tàu cho hải quân, có trụ sở ở Bắc Kinh chỉ rơ, các căn cứ nêu trên “nằm đơn độc ở vùng biển xa”, và cách xa cả lục địa Trung Quốc lẫn các đảo khác trong các vùng biển được cho là có tranh chấp rộng lớn trải dài hơn 3,3 triệu km2.
Đá Chữ Thập bị Trung Quốc bồi đắp trái phép. Ảnh: Getty.
Bài viết này nói rằng những ḥn đảo mà Trung Quốc bồi đắp ở Biển Đông [hành vi trái phép bị dư luận quốc tế kịch liệt lên án – ND] có lợi thế riêng trong việc bảo vệ cái gọi là chủ quyền quốc gia của Trung Quốc, duy tŕ sự hiện diện quân sự ở vùng biển rộng lớn nhưng bản thân chúng cũng có những điểm yếu tự nhiên liên quan đến khả năng pḥng thủ.
Trung Quốc ngang ngược tuyên bố chủ quyền với gần như toàn bộ diện tích Biển Đông và kể từ năm 2014 đă tiến hành hoạt động bồi đắp phi pháp các băi ngầm thành những ḥn đảo nhân tạo, quân sự hóa chúng với các đường băng, bố trí tên lửa và các hệ thống vũ khí khác.
Mỹ cho đến nay vẫn luôn coi tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông là phi pháp. Washington đă phản đối các hoạt động trên bằng cách điều tàu chiến thực hiện quyền đi lại tự do, áp sát các ḥn đảo mà Bắc Kinh chiếm đóng hoặc đơn phương tuyên bố chủ quyền.
Với vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng của Biển Đông, bất kỳ nước nào kiểm soát vùng biển này cũng đồng nghĩa với việc nắm giữ quyền lực đối với một trong những tuyến đường thương mại huyết mạch của thế giới.
Tạp chí Naval and Merchant Ships lấy ví dụ về Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhưng bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép, cách xa thành phố phố Tam Á trên đảo Hải Nam 1.000km, nghĩa là các tàu hỗ trợ nếu đi với tốc độ nhanh nhất cũng sẽ cần tới một ngày để đến đảo.
Mặc dù một số đảo có đường băng cho máy bay cất và hạ cánh, nhưng phạm vi bao phủ trên biển lại bị hạn chế và hầu hết các chiến đấu cơ có thể được triển khai tới đó sẽ rất khó bay đến các đảo nhân tạo khác một cách kịp thời mà vẫn đảm bảo hiệu quả. Các chiến đấu cơ này sẽ phải tiêu tốn gần hết nhiên liệu để di chuyển giữa các đảo.
Trung Quốc hiện có hai tàu sân bay đang hoạt động, về lư thuyết có thể được triển khai tới Biển Đông, nhưng chúng sẽ phải ở trong tầm bao quát các đảo này ở vào thời điểm xảy ra chiến sự.
Trung Quốc không thể bảo vệ các đảo nhân tạo ở Biển Đông?
Bài viết cho biết thêm, căn cứ của Trung Quốc trên các đảo nhân tạo rất dễ bị đánh úp. Do vị trí xa xôi, chúng có thể là mục tiêu của hệ thống tên lửa tầm xa của Mỹ, Nhật Bản hoặc lực lượng hải quân trong khu vực. Và ngay cả khi những tiền đồn này không bị tấn công, chúng cũng dễ dàng bị phong tỏa, khiến lực lượng đồn trú trên đó không thể nhận được tiếp tế.
Cũng theo bài viết, hầu hết các ḥn đảo chỉ có một đường băng và không có không gian để nhiều máy bay hỗ trợ cùng một lúc. Trong trường hợp xảy ra xung đột, điều này đồng nghĩa với việc một máy bay đang dỡ hàng hoặc tiếp nhiên liệu trên đường băng th́ các máy bay khác không thể tiếp cận đường băng.
Đó là chưa kể đường băng gần với biển, khiến chúng bị ảnh hưởng bởi thủy triều và thời tiết nhiệt đới. Tạp chí cũng cho biết các đảo nhân tạo quá nhỏ để có thể sống sót sau các cuộc tấn công lớn. Hầu hết các ḥn đảo đều bằng phẳng và có rất ít thảm thực vật hoặc đá. Điều này có nghĩa là có rất ít vỏ bọc để chống lại một cuộc tấn công và bất kỳ nơi trú ẩn nào được xây dựng trên đảo cũng chỉ cung cấp khả năng chống tấn công “rất hạn chế”.
Malcolm Davis, một nhà phân tích cấp cao về chiến lược và năng lực quốc pḥng tại Viện Chính sách Chiến lược Australia cho rằng, có những vấn đề khác khiến việc bảo vệ các ḥn đảo trở nên đặc biệt khó khăn.
“Điều kiện môi trường khắc nghiệt ở Biển Đông - nước mặn ăn ṃn, thời tiết xấu - khiến gần như không thể triển khai bất cứ thứ ǵ trên các đảo theo cách chúng có thể bảo vệ các căn cứ này. Những chiếc máy bay hiện đại sẽ không hoạt động được trong ṿng một tuần hoặc lâu hơn trên những ḥn đảo này", ông Davis nói.
Theo Davis, trong khi một số ḥn đảo có thể có hiệu quả như bàn đạp tấn công th́ chúng cũng sẽ là một trong những mục tiêu đầu tiên bị nhắm đến nếu xung đột xảy ra ở Biển Đông, và về mặt cơ học th́ không thể xây dựng một ḥn đảo có thể pḥng thủ được trên nền tảng ban đầu là băi đá ngầm, rạn san hô.
Davis không ngần ngại chỉ rơ: “Những ǵ Trung Quốc đang cố gắng làm là độc chiếm, kiểm soát vùng biển quốc tế, và để làm được điều đó, họ cần phải hiện diện thường xuyên ở đó. Nhưng rơ ràng là mặc dù họ có thể cảm thấy đă đủ để đưa ra yêu sách lănh thổ, nhưng thực sự đó không phải là một bước đi thực tế trong dài hạn v́ họ thực sự không thể bảo vệ những căn cứ đó"./.
VietBF@ sưu tầm.