Với những vaccine đang phát triển, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết các nước thu nhập thấp nhất sẽ không bị yếu thế trong cuộc đua toàn cầu.
Ngày 23/11, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhận định kết quả đầy hứa hẹn từ các thử nghiệm vaccine giai đoạn cuối là "ánh sáng cuối đường hầm" của đại dịch. Song, ông nhấn mạnh thế giới cần đảm bảo phân phối vaccine công bằng trên toàn cầu.
"Các chính phủ đều muốn làm mọi thứ có thể để bảo vệ người dân của ḿnh. Nhưng hiện nay, những quốc gia nghèo và dễ bị tổn thương nhất có nguy cơ bị chà đạp trong cuộc tranh giành tích trữ vaccine", ông nói.
Hăng dược AstraZeneca và Đại học Oxford hôm qua công bố vaccine đang nghiên cứu có hiệu quả đến 90%. Tedros nhận định: "Với những tín hiệu tích cực mới nhất từ các cuộc thử nghiệm vaccine, ánh sáng cuối đường hầm tăm tối ngày một lớn hơn. Tôi thực sự hy vọng vaccine kết hợp với các biện pháp y tế công cộng sẽ giúp chấm dứt đạt dịch".
"Không hề nói quá khi nhắc đến tầm quan trọng của thành tựu này. Chưa loại vaccine nào trong lịch sử từng được phát triển nhanh chóng tới vậy. Cộng đồng khoa học đă đặt ra một tiêu chuẩn mới cho việc phát triển vaccine", ông nói thêm.Bà Soumya Swaminathan, trưởng nhóm khoa học của WHO, cũng cho biết tin tức của AstraZeneca "đáng khích lệ". Bà bày tỏ mong muốn được xem xét dữ liệu chính thức từ hăng.
"Chúng tôi hoan nghênh những thiện chí của nhóm AstraZeneca/Oxford trong việc bán vaccine với giá cả phải chăng và dễ bảo quản. Điều này tốt cho các quốc gia và người dân ở khắp mọi nơi", bà nói.
Covid-19 đă lây nhiễm hơn 59 triệu người và giết chết gần hơn 1,4 triệu người trên toàn thế giới. Dự đoán nhu cầu khổng lồ của vaccine, WHO thiết lập chương tŕnh Covax nhằm đảm bảo phân phối các liều tiêm một cách công bằng. Chương tŕnh đến nay có 187 nước tham gia.
Nhóm đặt mục tiêu cung cấp 2 tỷ liều vaccine an toàn và hiệu quả vào cuối năm tới. Tuy nhiên, dự án đang gặp khó khăn trong việc huy động các nguồn quỹ cần thiết để phân phối cho 92 quốc gia thu nhập thấp.
Ông Tedros cho biết cần 4,3 tỷ USD để hỗ trợ việc mua sắm và cung cấp vaccine, các xét nghiệm điều trị. Năm 2021, quỹ cần thêm 23,8 tỷ USD.
Như vậy, đến nay đă có 4 loại vaccine được công bố hiệu quả pḥng ngừa Covid-19 sau giai đoạn thử nghiệm cuối. Vaccine của Pfizer/BioNTech (Mỹ - Đức) là sản phẩm đầu tiên hoàn thành thử nghiệm giai đoạn ba với gần 44.000 t́nh nguyện viên, hiệu quả 95%. Tiếp theo, vaccine của Moderna (Mỹ) kết quả sơ bộ thử nghiệm giai đoạn ba hiệu quả 94,5% và đang tiếp tục hoàn tất thử nghiệm. Vaccine của Oxford/AstraZeneca hiệu quả 90% sơ bộ thử nghiệm giai đoạn ba và tiếp tục hoàn tất thử nghiệm. Sau Pfizer, Nga tuyên bố vaccine Sputnik của nước này hiệu quả 90%, sau đó "sửa" lại là 92% song không cho biết dữ liệu chi tiết các thử nghiệm. Sputnik là vaccine đầu tiên được Nga phê duyệt khi chưa tiến hành thử nghiệm trên diện rộng.
|