Theo CNN, dù tăng trưởng mạnh mẽ trong giai đoạn ông Donald Trump đứng đầu Nhà Trắng, các tập đoàn công nghệ lớn của Mỹ (Big Tech) vẫn mong chờ nhiệm kỳ của tổng thống mới - Joe Biden.
Những hăng lớn công nghệ Mỹ - hay “Big Tech” theo cách gọi của CNN - thực tế đă được hưởng lợi trực tiếp từ chính sách giảm thuế dưới thời Tổng thống Donald Trump. Điều này đă giúp tăng lợi nhuận phi mă của họ. Sự phát triển nhanh chóng của Big Tech trong 4 năm qua dưới nhiệm kỳ Doanld Trump đă chứng minh điều đó. Cùng với tác động từ những yếu tố khác, tổng giá trị của các tập đoàn công nghệ lớn nhất nước Mỹ đă tăng hơn 3 lần trong ṿng 4 năm qua. Apple, Amazon, Microsoft, Google, Facebook, Tesla và Netflix hiện nay có tổng giá trị gần 8.000 tỷ USD. Một ngày sau cuộc bầu cử vào năm 2016, con số này chỉ là 2.400 tỷ USD.
Tuy nhiên, không phải tất cả chính sách và hành động của ông Trump trong nhiệm kỳ đầu tiên đều có lợi cho Big Tech. Thậm chí, theo cách tính của họ th́ một số chính sách c̣n có thể đe dọa hoạt động kinh doanh của họ trong dài hạn.
Theo thăm ḍ của CNN, phần lớn nhân viên tại các tập đoàn công nghệ đều ủng hộ Biden. Hồi tháng 7/2020, những người làm việc ở Amazon, Google, Facebook và Apple đă quyên góp cho chiến dịch của Biden nhiều gấp 3 lần so với Trump.
Vậy đâu là nguyên nhân mà các Big Tech lại muốn loại ông Trump để dồn phiếu và ủng hộ Joe Biden? Tổng hợp lại sẽ có mấy nguyên nhân chính như sau:
- Khi Donald Trump phát động cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, khiến cho chuỗi cung ứng công nghệ của các Big Tech chao đảo. Ông Trump thắt chặt chính sách nhập cư, trong khi các công ty công nghệ lại cần nới lỏng để thuê lao động nước ngoài rẻ có tay nghề cao.
- Trong thời gian đương nhiệm của Donald Trump, Bộ Tư pháp Mỹ mở nhiều cuộc điều tra chống độc quyền đối với Big Tech. Bản thân tổng thống không ít lần lên tiếng cáo buộc các nền tảng mạng xă hội thực hiện chính sách kiểm duyệt thiên vị, chống lại tự do ngôn luận của Mỹ. Các Thượng nghĩ sĩ Đảng cộng ḥa của ông Trump liên tục cáo buộc Facebook, Twitter, Youtube hạn chế tự do ngôn luận, thiên vị trong công tác kiểm duyệt tin tức. Các CEO của các hăng này liên tục phải ra điều trần trước Thượng viện Mỹ (do Đảng Cộng ḥa chiếm đa số ghế) về các vấn đề nêu trên đă làm họ chán ghét Đảng cộng ḥa.
- Với chính sách nhập cư, Biden lại cam kết sẽ cởi mở hơn đối với vấn đề này. Biden dự định miễn giới hạn nhập cư với những sinh viên tốt nghiệp chương tŕnh tiến sĩ trong các lĩnh vực STEM (Science, Technology, Engineering và Mathematics) ở Mỹ. Vừa rồi Biden c̣n hứa sẽ tăng lượng người nhập cư lên 800% nếu ông ta đắc cử. Việc này đánh đúng tâm lư mà các Big Tech đang mong chờ.
- Với vấn đề liên quan đến Trung Quốc, Ông Trump có chính sách đối ngoại cứng rắn, bao gồm cấm vận Huawei, TikTok, phạt vạ ZTE, giám sát hoạt động của nhiều doanh nghiệp, áp thuế hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc…trong khi phố Wall lại kỳ vọng chính quyền Biden có lập trường mềm mỏng hơn, giúp công ty họ giảm rủi ro mất khách hàng tại Trung Quốc. Các tập đoàn lớn như Apple, Intel, AMD đều có phần doanh thu quan trọng từ thị trường Trung Quốc.
- Về điều luật 230 ban hành năm 1996 và chống độc quyền, đây là 2 trong số vấn đề bận tâm nhất của Big Tech hiện tại. Cả ông Biden và Trump đều kêu gọi băi bỏ Điều 230 của CDA (Chuẩn mực Truyền thông - Communications Decency Act) là cơ sở luật pháp bảo vệ các công ty công nghệ trong việc kiểm duyệt nội dung mà không phải chịu trách nhiệm pháp lư. Ngành công nghệ từ lâu đă coi Điều 230 là sự bảo vệ quan trọng, dù đạo luật này ngày càng gây tranh căi khi "quyền lực mềm" của các công ty Internet đă tăng lên đáng kể. Tuy nhiên hầu hết các nội dung trong luật này đă bị ṭa án Mỹ bác bỏ qua nhiều năm v́ vi phạm hiến pháp về tự do ngôn luận, nhưng riêng Điều 230 vẫn tồn tại. Trong nhiệm kỳ của Trump, Bộ Tư pháp Mỹ đă điều tra các Big Tech về khả năng vi phạm luật chống độc quyền. Chính phủ Mỹ gần đây c̣n kiện Google với các cáo buộc phản cạnh tranh. Bản thân Trump thường xuyên chỉ trích các nền tảng truyền thông xă hội về việc kiểm duyệt và định hướng thông tin. Chính điều này đă làm các Big Tech không ủng hộ mà đối kháng với ông Trump.
- Ông Biden đă khôn khéo nghiêng về hướng đưa ra quy định mới thay thế Điều 230 và chống độc quyền để ve văn các Big Tech, trong khi phía của Donald Trump đơn giản là gạch bỏ điều này. Đây là việc có thể đẩy Big Tech vào các vụ kiện tụng trong tương lai và đương nhiên các Big Tech luôn chống lại điều này.
- Cuối cùng, Big Tech kỳ vọng vào cam kết của Biden đối với chính sách có liên quan đến giới công nghệ. Ông Biden hứa hẹn đầu tư 20 tỷ USD để xây dựng cơ sở hạ tầng băng thông rộng cho các khu vực c̣n thiếu, đề xuất cải tổ chương tŕnh Lifeline, giúp người có thu nhập thấp đủ khả năng sử dụng Internet tốc độ cao. Càng nhiều người dùng tiếp cận được với Internet, các công ty công nghệ lớn càng có lợi. Ngoài ra, ông Biden cũng hứa sẽ quan tâm đến phát triển giáo dục đại học, việc này sẽ giúp Big Tech có nguồn nhân lực chất lượng cao trong tương lai.
Việc ông Trump muốn nước Mỹ vĩ đại trở lại đă vướng phải rất nhiều các chống đối từ các Big Tech cũng là do xung đột lợi ích. Trong một thời gian dài phát triển với ứng dụng công nghệ và internet, ông Trump muốn nước Mỹ phải thay đổi nhưng xem ra ông đă vấp phải rất nhiều khó khăn từ trong nước đến bên ngoài.
Cao Sơn