Các nhà khoa học khám phá bí mật ẩn trong hai xác ướp cổ đại trong một ngôi mộ đá ở Ai Cập cách đây 400 năm từ kết quả chụp CT.
Xác ướp của thiếu nữ 17 - 19 tuổi được chôn cùng nhiều chiếc ṿng cổ như tranh chân dung. Ảnh: Stephanie Zesch.
Hai xác ướp khai quật từ nghĩa trang Saqqara nằm trong số 3 xác ướp có h́nh chân dung bằng thạch cao c̣n tồn tại. Không giống những xác ướp khác chôn trong quan tài, những xác ướp này được đặt trên ván gỗ, bọc vải và phủ chân dung toàn thân chạm nổi bằng thạch cao và vàng, theo trưởng nhóm nghiên cứu Stephanie Zesch, nhà nhân chủng học và Ai Cập học trong Dự án Xác ướp Đức tại Bảo tàng Reiss Engelhorn ở Mannheim, Đức. Zesch và cộng sự công bố kết quả nghiên cứu hôm 4/11 trên tạp chí PLOS One.
Ảnh CT hé lộ ít nhất một trong ba xác ướp được chôn cùng nội tạng, bộ năo và hai người phụ nữ được mai táng cùng những chiếc ṿng cổ tuyệt đẹp. Sau khi chết vào cuối thời kỳ Ai Cập thuộc La Mă (năm 30 trước Công nguyên - năm 395), xác ướp của người đàn ông, phụ nữ và thiếu nữ trẻ tuổi được chôn cất cùng nhiều đồ tạo tác có thể hữu ích ở thế giới bên kia theo quan niệm của người xưa như tiền xu.
Ngoài ra, ảnh CT cũng cho thấy người chết mắc một số bệnh, bao gồm chứng viêm khớp ở người phụ nữ. Người đàn ông chết trong độ tuổi 25 - 30. Anh ta cao khoảng 164 cm, có hai chiếc răng vĩnh viễn chưa mọc và vài chỗ răng sâu. Một số chiếc răng bị vỡ và mẻ. Trong khi năo của người đàn ông không c̣n nguyên vẹn, nhóm nghiên cứu không t́m thấy bằng chứng những người ướp xác lấy bộ năo ra qua mũi hoặc sử dụng nhiều chất ướp ngoài muối natron. Thay vào đó, người chết được quấn nhiều lớp vải và sơn vẽ. Hai vật thể bằng kim loại t́m thấy qua ảnh CT nhiều khả năng là con dấu từ xưởng ướp xác. Bộ năo của người phụ nữ cũng không c̣n nguyên vẹn. Ở xác ướp thiếu nữ, bộ năo teo lại nhưng vẫn có thể xác định phần óc và cuống năo.
Người phụ nữ chết ở độ tuổi từ 30 tới 40, cao 151 cm, bị viêm khớp nặng ở đầu gối khái. Thiếu nữ đeo trâm cài tóc chết năm 17 - 19 tuổi, cao 156 cm. Cô có khối u ở cột sống gọi là u máu đốt sống, vốn phổ biến hơn ở người ngoài 40 tuổi.
*VietBF@sưu tập