Năm 2008, Tổng thống Barack Obama và phó tướng Joe Biden đắc cử trong bối cảnh kinh tế Mỹ lao đao v́ khủng hoảng tài chính và bây giờ đến lượt chính Joe Biden thể hiện với vai tṛ chính.
Sau cuộc bầu cử nghẹt thở, Joe Biden sẽ quay trở lại Nhà Trắng để lănh đạo nước Mỹ đang quay cuồng trong khủng hoảng kinh tế, gợi nhớ thời điểm cách đây 12 năm. Năm 2008, Tổng thống Barack Obama và phó tướng Joe Biden đắc cử trong bối cảnh kinh tế toàn cầu chông chênh trong cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn và sự sụp đổ của ngân hàng đầu tư Lehman Brothers.
"Chúng ta khi đó đang rơi tự do", Donald Kohn - Phó chủ tịch Fed trong giai đoạn 2007 - 2009 nhớ lại. Khủng hoảng tài chính từng là thời kỳ tệ nhất của Mỹ sau Đại suy thoái thập niên 30. Nhưng giờ, nó đă bị cuộc suy thoái hiện tại chiếm ngôi.
Khi Obama và Biden nhậm chức tháng 1/2009, tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ vẫn đang tăng. Số liệu này chạm đỉnh 10 tháng sau đó, với 10%.
Tổng thống Mỹ Barack Obama và Phó tổng thống Joe Biden khi đắc cử năm 2008. Ảnh: Reuters
Biden khi đó đă thúc đẩy việc thông qua một gói kích thích quy mô 800 tỷ USD, bất chấp đảng Cộng ḥa chỉ trích là lăng phí. "Chúng tôi biết rằng một phần số tiền này sẽ bị lăng phí", ông nói thẳng trước các lănh đạo doanh nghiệp vào tháng 6/2009 và giục họ chấp nhận gói này. Phải đến năm đầu tiên trong nhiệm kỳ hai của Tổng thống Obama, tỷ lệ thất nghiệp mới giảm về mức khi ông đắc cử.
Hiện tại, bức tranh kinh tế một lần nữa lại xấu đi. Mỹ đă rơi vào suy thoái trên lư thuyết từ tháng 2. GDP hiện cũng thấp hơn 3,5% so với đầu năm 2020, dù ghi nhận mức tăng trưởng kỷ lục trong quư III.
Hàng triệu người Mỹ, đặc biệt là những lao động trong ngành nhà hàng, du lịch và giải trí, vẫn đang thất nghiệp. Triển vọng việc làm trong tương lai gần không mấy sáng sủa. Trong trường hợp tệ nhất, cuộc suy thoái hiện tại có thể khiến nhóm người nghèo và thất nghiệp tại Mỹ tăng mạnh.
Đại dịch vẫn đang lan tràn tại Mỹ. Sự sợ hăi của người tiêu dùng và các lệnh phong tỏa mới sẽ ḱm hăm triển vọng tăng trưởng kinh tế của nước này.
Tuy nhiên, t́nh h́nh hiện tại không hoàn toàn giống quá khứ. Theo các chuyên gia kinh tế và nhà phân tích, thời kỳ tệ nhất của cuộc khủng hoảng do đại dịch gây ra có vẻ đă qua.
Kể từ khi cuộc khủng hoảng bắt đầu, chính phủ Mỹ đă tung hàng ngh́n tỷ USD kích thích. Tỷ lệ thất nghiệp cũng giảm mạnh từ đỉnh tháng 4 (14,7%) xuống 6,9% hiện tại. Số liệu này được dự báo sẽ tiếp tục giảm trong năm nay, không tăng như năm 2009.
Kế hoạch kinh tế của Biden có lẽ tập trung đầu tiên vào việc đưa đất nước vượt qua đại dịch, cả về mặt y tế lẫn kinh tế. Rất nhiều điều c̣n phụ thuộc vào gói giải cứu kinh tế và khả năng phân phối vaccine từ đầu năm tới.
"Tổng thống mới sẽ phải hướng người dân và nền kinh tế Mỹ tập trung vào vấn đề sức khỏe trước khi cân nhắc bất kỳ thay đổi cấu trúc nào về chính sách", Beth Ann Bovino - kinh tế trưởng tại S&P Global Ratings cho biết. Biden là người ủng hộ đeo khẩu trang và giăn cách xă hội để ngăn đại dịch lây lan. Ông được kỳ vọng sử dụng các kênh của chính phủ để phân phối vaccine.
Lănh đạo phe đa số tại Thượng viện Mitch McConnell tuần trước cũng ra tín hiệu cởi mở với dự luật cứu trợ mới trong phiên họp quốc hội cuối cùng trước khi các nghị sĩ đắc cử tham gia.
Vaccine và gói kích thích sẽ đặt nền tảng cho đà phục hồi tăng tốc trong đầu năm 2021. "Sẽ có thêm nhiều yếu tố thuận lợi về chính trị trong nền kinh tế", Jason Furman - cố vấn cấp cao tại Nhà Trắng dưới thời Tổng thống Obama cho biết.
Kế hoạch của Biden bao gồm nâng lương tối thiểu liên bang lên 15 USD, tăng hỗ trợ cho công đoàn và mở rộng chính sách bảo vệ lao động hợp đồng. Ông cũng đă cam kết chính sách năng lượng xanh sẽ tạo thêm hàng triệu việc làm, dù nhiều nhà phân tích nghi ngờ điều này. Tuy nhiên, với việc đảng Cộng ḥa có khả năng vẫn kiểm soát Thượng viện, chương tŕnh nghị sự của Biden có thể sẽ bị cản trở ít nhiều.
*VietBF@sưu tập