Một thanh niên Luo Qingjun (Trung Quốc) bỗng phất lên hơn diều gặp gió nhờ dịch vụ quát trẻ con ăn cơm, đi ngủ trưa, không bày bừa...Là người thanh niên này nhờ khuôn mặt dữ tợn và giọng nói uy lực.
Nếu như trước đây, ông Ba bị là h́nh tượng đáng sợ để dọa lũ trẻ con th́ hiện tại, "Chú xấu tính" tại Trung Quốc lại nổi lên như một thế lực đáng gờm để dọa những đứa bé bướng b́nh và không chịu nghe lời bố mẹ. Giờ chúng ta cùng gặp gỡ ông chú trong câu dọa kinh điển "Không ăn nhanh chú kia đánh đấy" của các bà mẹ bỉm sữa nào.
Luo Qingjun, sống tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc) được trời ban cho một khuôn mặt dữ dằn và giọng nói như sấm rung chớp giật để dọa các cháu nhi đồng. Sau khi đăng tải vài đoạn video dọa nạt các cháu bé và nhận thấy hiệu quả cao, anh Lou quyết định mở dịch vụ "dọa" trẻ con theo ư của bố mẹ chúng, và tất nhiên là phải trả tiền đàng hoàng.
H́nh ảnh Luo Qingjun trong một buổi dạy dỗ
Sau khi nhận được tiền từ khách hàng (bố mẹ lũ trẻ con), Lou sẽ quay một đoạn video gọi rơ tên tuổi đứa bé rồi lớn giọng cảnh báo rằng cứ hư đi, "chú xấu tính" sẽ đến xử lư đẹp. Dù là ăn cơm chậm, lười học, không chịu đi ngủ sớm hoặc không dọn dẹp đồ chơi của ḿnh, Luo luôn biết cách để xử lư lũ nhóc này.
"Nếu cháu không làm bài tập về nhà, không ăn và không ngủ, chú sẽ bắt cháu đi" - một đoạn hội thoại hàng ngày của "chú xấu tính" Lou trên mạng.
Những lời đe dọa của Luo có thể khiến nhiều bậc cha mẹ ở nước khác lo lắng, nhưng ở Trung Quốc, các phụ huynh phát rồ lên v́ nét mặt dữ tợn và giọng nói gầm gừ của anh ta. Họ thi nhau trả tiền để anh Lou dọa con họ cư xử tốt hơn.
"Cảm ơn sư huynh, rất hiệu quả, đứa nhỏ đă ngủ rồi!" một người dùng hài ḷng đă viết trên trang của Luo Qingjun.
Những h́nh ảnh này đă khiến các bé hư mất ăn mất ngủ!
Dịch vụ "Chú xấu tính" đă được rất nhiều người tin dùng và đánh giá hiệu quả, nhưng vẫn có những người phản đối phương pháp này và cho rằng nó có thể gây chấn thương tâm lư tới trẻ nhỏ.
"Giáo dục kiểu 'hù dọa' này có tác dụng giáo dục hạn chế đối với trẻ em và nó có thể gây ra những tác động tiêu cực", Zheng Xiaobian, giáo sư tâm lư học tại Đại học Sư phạm Trung Trung Quốc, cho biết. "Đe dọa tinh thần có hại hơn trừng phạt thể xác và không có lợi cho sự phát triển lành mạnh của trẻ em".