Trump hay Biden thắng cử là vấn đề gây tranh căi nhiều nhất khi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm nay đang dần đi đến hồi kết.
Tại một thị trấn ở Normandy, nơi lính dù Mỹ đă chiến đấu và hy sinh trong chiến dịch D-Day của Thế chiến II, một chủ cửa hàng Pháp đă chuẩn bị sẵn cờ "Trump 2020" để ăn mừng nếu Tổng thống Donald Trump đắc cử thêm một nhiệm kỳ.
Nhưng ở Thụy Điển, một nhà khoa học hy vọng ông Trump thất cử khi chứng kiến những dấu hiệu đáng lo ngại về t́nh trạng nóng lên toàn cầu trong chuyến nghiên cứu ở Bắc Cực gần đây. Bà tin rằng ứng viên Dân chủ Joe Biden sẽ làm tốt hơn Trump trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, đồng thời muốn Mỹ trở lại là quốc gia mà bà từng yêu quư.
Hai quan điểm trái ngược này là hai trong vô vàn tiếng nói của người dân toàn cầu, những người xem bầu cử Mỹ không phải là sự kiện ở một đất nước xa xôi mà là cuộc đua không thể bỏ qua. Đối với nhiều người, bầu cử Mỹ năm nay càng trở nên quan trọng giữa lúc thế giới đ̣i hỏi các quốc gia hợp tác với nhau để cùng chống lại Covid-19, đại dịch khiến hơn 1,2 triệu người tử vong và đe dọa sinh kế của hàng triệu người khác.
Tổng thống Donald Trump (trái) và ứng viên Dân chủ Joe Biden. Ảnh: AP.
Giữa một Tổng thống theo đuổi lư tưởng "Nước Mỹ trước tiên" cùng chủ nghĩa đơn phương và một ứng viên viên Dân chủ tham vọng đưa Mỹ trở lại vũ đài quốc tế, thay đổi ở Nhà Trắng sau cuộc bầu cử năm nay không chỉ ảnh hưởng tới tương lai của nước Mỹ mà c̣n tác động tới phần c̣n lại của thế giới.
"Người Mỹ đi bỏ phiếu và trao cho thế giới một tổng thống", tổng biên tập báo Ashraq Al-Awsat, một tờ báo do Arab Saudi sở hữu có trụ sở ở London, đăng bài trên Twitter về cuộc bầu cử Mỹ.
Khi quá tŕnh kiểm phiếu bắt đầu và nhiều bang đă gọi tên người thắng cuộc, cả thế giới vừa háo hức vừa lo âu dơi theo mọi tin tức về bầu cử Mỹ và những tác động của nó.
Một số người đă nghĩ tới viễn cảnh Trump thắng cử, đồng nghĩa con đường tới Mỹ đối với người nhập cư và một số du khách có thể ngày càng khép lại. "Tổng thống Trump sẽ đưa ra những quyết định bất ngờ và cuộc sống của hàng triệu người thay đổi", Ishan Karl, nghiên cứu sinh tiến sĩ về ngôn ngữ đến từ Ấn Độ lo sợ việc học tập của cô ở Mỹ có thể bị rút ngắn. "Điều này luôn ám ảnh tâm trí tôi".
Thường xuyên từ chối tham gia vào các sáng kiến toàn cầu, như rút Mỹ khỏi nỗ lực quốc tế chống biến đổi khí hậu và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) giữa đại dịch, Tổng thống Trump đă khiến nhiều người trông đợi vào sự tham gia và lănh đạo của Mỹ thất vọng.
Gunhild Rosqvist, giáo sư Đại học Stockholm, người vừa trở về từ chuyến nghiên cứu ở Bắc Cực, là một trong số đó. Bà Rosqvist liên tục theo dơi tin tức về kết quả bầu cử Mỹ trên điện thoại, hy vọng rằng Biden sẽ thắng và đưa Mỹ trở lại các vấn đề toàn cầu.
"Sẽ thật tồi tệ nếu nếu Mỹ tiếp tục từ bỏ các thỏa thuận toàn cầu thêm nữa", bà Rosqvist nói. "Nếu Trump thắng, điều này có nghĩa nửa dân số Mỹ nghĩ rằng ông ấy đang làm rất tốt và điều đó thật đáng sợ bởi nó cho thấy họ không quan tâm".
Ở các vùng ngoại ô Paris, Laurie Pezeron, người sáng lập câu lạc bộ sách văn học da màu, nói rằng nếu Trump tái đắc cử, điều đầu tiên cô nghĩ tới là Marine Le Pen, lănh đạo cực hữu theo chủ nghĩa dân tộc, có thể thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Pháp năm 2022. Pezeron thêm rằng Trump chính là người khuyến khích các nhóm cựu hữu bên ngoài nước Mỹ trỗi dậy.
Tính chất khốc liệt của cuộc đua vào Nhà Trắng đă khiến bầu cử Mỹ cũng trở thành tâm điểm chỉ trích. Tại châu Phi, nhiều nhà b́nh luận mỉa mai chính quyền Tổng thống Trump khi từng lên tiếng quan ngại về bất ổn trong bầu cử ở Tansania, khi chính ông là người đưa ra nhiều tuyên bố gây tranh căi về gian lận bầu cử Mỹ.
Lănh đạo tối cao của Iran cũng không thể đứng ngoài cuộc. "Tổng thống đương nhiệm nói rằng đây là cuộc bầu cử gian lận nhất trong lịch sử Mỹ", Ayatollah Ali Khamenei nói trong bài phát biểu trên truyền h́nh hôm 3/11. "Đối thủ của ông ấy nói rằng Trump có ư định gian lận. Đây chính là nền dân chủ Mỹ".
Nhưng ở thị trấn Sainte Marie du Mont ở Normandy, chủ cửa hàng Philippe Tanne tỏ ra hào hứng với cuộc bầu cử duy nhất mà ông quan tâm ngoài nước Pháp. Trước khi đại dịch tấn công, cựu chiến binh này thường tới Mỹ hai, ba lần mỗi năm bởi "tôi thật sự yêu đất nước này, yêu cuộc sống ở đây. Đối với tôi, nó đại diện cho tự do".
Nếu Tổng thống Trump thắng, ông Tanne cho biết sẽ giăng cờ "Trump 2020" trước cửa hàng bán kỷ vật quân sự nằm đối diện với quảng trường của ḿnh, nơi lính Mỹ từng chiến đấu chống sự chiếm đóng của Đức Quốc xă năm 1944.
"Tôi muốn Pháp có một tổng thống có cách nghĩ giống ông ấy", Tanne nói. "Ông ấy nói rằng 'Nước Mỹ trước tiên, hăy để nước Mỹ mang lợi cho chúng ta'. Tôi thích có một tổng thống Pháp cũng nói rằng 'Nước Pháp trước tiên'".