Có rất nhiều những điều đặc biệt trong mùa bầu cử Mỹ 2020. Chỉ c̣n vài ngày nữa diễn ra bầu cử Tổng thống Mỹ chính thức ngày 3/11/2020. Phải nói rằng cho đến thời điểm này, có thể khẳng định cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay rất khác so với mọi năm.
Ứng viên Tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden (thứ 2, trái) cùng phu nhân Jill Biden (phải) rời khỏi ṭa nhà Carvel Delaware State, sau khi bỏ phiếu sớm bầu Tổng thống Mỹ 2020 tại Wilmington, bang Delaware ngày 28/10/2020. Ảnh: AP/TTXVN
Các yếu tố cơ bản vẫn tồn tại như là cử tri đoàn, hay hàng triệu người Mỹ sẽ tham gia bỏ phiếu. Nhưng số người bỏ phiếu sớm, hoặc bỏ phiếu theo h́nh thức gián tiếp sẽ nhiều hơn mọi năm.
Bỏ phiếu sớm tại nhiều bang
Nhiều người Mỹ lâu nay đă quá quen với việc bỏ phiếu vào ngày bầu cử nhưng giờ đây họ phải thay đổi do lo ngại dịch COVID-19 sẽ lây lan mạnh nếu tập trung quá đông trong ngày bầu cử chính. V́ vậy họ chọn cách bỏ phiếu sớm.
Năm nay, ít nhất 23 tiểu bang ở Mỹ đă có số phiếu bầu cử sớm cao hơn so với năm 2016, trong bối cảnh nhiều người đề pḥng đại dịch COVID-19 cũng như muốn sớm đưa ra lựa chọn của ḿnh.
Ngoài ra, việc Tổng thống Donald Trump ngày 24/10 đích thân đi bỏ phiếu tại quê nhà Florida, c̣n ứng cử viên Joe Biden cũng đi bỏ phiếu sớm tại quê nhà Delaware, cũng đă kích hoạt làn sóng bỏ phiếu sớm trong những người ủng hộ hai đảng Cộng ḥa và Dân chủ tại hai bang này.
Theo số liệu của Dự án Bầu cử Mỹ, tính tới ngày 29/10, đă có 74 triệu phiếu bầu sớm được gửi đi, tương đương 53% tổng số cử tri đi bỏ phiếu trong kỳ bầu cử năm 2016.
Trong số này có hơn 23 triệu phiếu bầu trực tiếp. Trong khi cuộc bầu cử năm 2016 đă ghi nhận tổng số cử tri đi bầu sớm là 47,2 triệu.
Hiện đảng Dân chủ đang dẫn trước đảng Cộng ḥa về tỷ lệ phiếu bầu sớm tại hầu hết các bang "chiến địa" quan trọng. C̣n đa số cử tri đảng Cộng ḥa lại muốn đi bỏ phiếu trực tiếp trong ngày bầu cử sau khi Tổng thống Trump tuyên bố về khả năng gian lận khi bỏ phiếu qua đường bưu điện.
Việc người dân đi bỏ phiếu sớm cho thấy mối quan tâm đến cuộc tranh cử giữa ông Donald Trump và ông Joe Biden cũng như lo ngại về các điểm bỏ phiếu sẽ đông người trong lúc đại dịch vẫn đang hoành hành.
Tuy nhiên, con số phiếu bầu sớm cao kỷ lục trong lịch sử, bao gồm cả số phiếu bầu trực tiếp và gửi qua bưu điện, đă trở thành một yếu tố khiến việc dự đoán kết quả cuộc bầu cử năm nay, đặc biệt tại các bang "chiến địa" có tính quyết định ai sẽ trở thành tổng thống tiếp theo của nước Mỹ, càng trở nên khó khăn.
Bỏ phiếu qua đường bưu điện
Trong ảnh (tư liệu): Bỏ phiếu bầu sớm Tổng thống Mỹ 2020 qua bưu điện tại San Diego, California (Mỹ) ngày 19/10/2020. REUTERS/TTXVN
Ngoài bỏ phiếu trực tiếp, năm nay h́nh thức bầu cử qua thư cũng gia tăng do lo ngại vấn đề y tế. Trong số 74 triệu phiếu bầu sớm đă được gửi đi th́ hiện đă có đến hơn 46 triệu cử tri lựa chọn bầu qua đường bưu điện.
Ở Mỹ, bỏ phiếu trực tiếp tại một địa điểm được chỉ định trong ngày bầu cử là cách phổ biến nhất mà cử tri Mỹ đi bỏ phiếu. Nhưng những năm gần đây th́ bỏ phiếu qua đường bưu điện đă trở nên phổ biến.
Thực tế, bỏ phiếu qua bưu điện là h́nh thức có từ thời Nội chiến Mỹ khi các binh lính ngoài chiến trường không thể bỏ phiếu trực tiếp. Những năm gần đây, h́nh thức này phổ biến hơn, đặc biệt là vào mùa bầu cử năm nay khi dịch COVID-19 đang diễn biến khó lường.
Trong mùa bầu cử năm nay, đại dịch COVID-19 dự kiến sẽ khiến cho một lượng lớn cử tri đi bỏ phiếu qua đường bưu điện, dự đoán sẽ có khoảng 80 triệu lá phiếu gửi qua đường bưu điện, tức là gấp đôi năm 2016 và nhiều hơn bất kỳ năm bầu cử nào khác trong lịch sử. Tuy nhiên mối lo ngại hiện giờ là việc vận chuyển phiếu bầu có thể bị tŕ hoăn làm chậm trễ mọi thứ.
Số lượng phiếu qua thư phải kiểm quá lớn trong khi các bưu điện của Mỹ đang bị cắt giảm nhân viên v́ Tổng thống Trump đang khóa nguồn tài trợ bổ sung cho dịch vụ bưu chính Mỹ.
Họ kiểm chúng như thế nào và khi nào, phụ thuộc vào các quy tắc đặt ra bởi các bang khác nhau. Một số bang như Florida cho phép kiểm phiếu qua thư trước ngày bầu cử.
Nhưng hầu hết các bang sẽ không bắt đầu kiểm đếm cho đến khi các điểm bỏ phiếu đóng cửa. Như bang Pennsylvania sẽ chỉ tính những phiếu bầu nhận được trước 20h (giờ địa phương) vào ngày bầu cử, trong khi California th́ nhận mọi phiếu bầu miễn là chúng được đóng dấu bưu điện vào ngày đó, ngay cả khi chúng đến muộn hơn vài tuần.
Hai yếu tố lớn đe dọa kéo dài thời gian kiểm phiếu, đó là sự gia tăng của số phiếu bầu qua bưu điện và khả năng của những người giám sát.
Mặc dù có sự khác biệt, quy tŕnh đếm phiếu thường bắt đầu sau khi các trạm bỏ phiếu đóng cửa. Các lá phiếu trực tiếp được bảo mật và chuyển đến trung tâm chính quyền quận, nơi chúng được kiểm đếm.
Sau khi đếm xong phiếu bầu trực tiếp, các nhân viên bầu cử mới bắt đầu đếm các lá phiếu bầu qua đường bưu điện. Việc kiểm phiếu qua bưu điện kéo dài lâu hơn v́ mỗi phiếu bầu phải có chữ kư khớp với chữ kư riêng trên phiếu đă đăng kư.
Với số lượng phiếu bầu năm nay dự kiến tăng gấp đôi, chỉ riêng quy tŕnh đó sẽ kéo dài thêm thời gian cho quá tŕnh kiểm phiếu.
Các chuyên gia về bầu cử Mỹ cho rằng, nếu như trước đây bỏ phiếu qua thư phổ biến hơn trong giới cử tri lớn tuổi và thường nghiêng về đảng Cộng ḥa, th́ ngày nay xu hướng đó đă chuyển sang nghiêng về đảng Dân chủ. Do đó, có lư do để tin rằng các phiếu bầu qua bưu điện được kiểm sau đó sẽ có lợi hơn cho ông Biden.
Thế nhưng mặt khác, ứng cử viên Trump có lư do để không chấp nhận thất bại, ngay cả khi kết quả kiểm phiếu của đêm bầu cử cho thấy ông bị tụt lại phía sau.
Ông Trump đă nhiều lần lên tiếng về việc bầu cử qua thư v́ nghi dễ xảy ra gian lận, mặc dù các chuyên gia đều cho rằng hệ thống bỏ phiếu qua thư là an toàn.
Trên thực tế, hầu hết các quốc gia phát triển không ưu tiên bỏ phiếu bằng thư, trừ trường hợp công dân sống ở nước ngoài. Một số nước yêu cầu cử tri phải trải qua quy tŕnh nhận dạng toàn diện, đưa ra lư do chính đáng cho việc vắng mặt.
Do vậy với cuộc bầu cử năm nay, Mỹ có thể sẽ phải đặt tiền lệ cho các cuộc bầu cử trong tương lai. Tổng thống Trump đă nói rằng, ông muốn có một kết quả rơ ràng vào đêm bầu cử chứ không phải một cuộc tranh cử kéo dài qua các ṭa án.
Lượng cử tri đi bỏ phiếu lớn nhất kể từ năm 1908
Cử tri xếp hàng bỏ phiếu sớm bầu Tổng thống Mỹ 2020 tại điểm bầu cử ở New York ngày 24/10/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Số lượng cử tri đi bỏ phiếu được dự đoán tăng cao trong năm nay đang cho thấy mức độ quan tâm của cử tri đối với vận mệnh của đất nước trong 4 năm tiếp theo.
Giáo sư Michael McDonald thuộc Đại học Florida, người quản lư Dự án bầu cử Mỹ dự đoán, tổng số cử tri bỏ phiếu trong năm bầu cử 2020 sẽ cao kỷ lục, vào khoảng 150 triệu, đại diện cho khoảng 65% số cử tri đủ điều kiện đi bầu. Đây là tỷ lệ cao nhất kể từ năm 1908.
C̣n theo Giáo sư W.Joseph Campbell thuộc Đại học Mỹ-tác giả nhiều cuốn sách, đề tài nghiên cứu về trưng cầu dân ư và xu hướng bỏ phiếu của cử tri trong bầu cử Tổng thống Mỹ-nhận định, có khoảng 10-15 bang trong tổng số 50 bang của nước Mỹ đóng vai tṛ quyết định ai sẽ là người thắng cuộc và bước chân vào Nhà Trắng.
Những bang “chiến địa” của cả hai đảng năm nay cũng giống như cách đây 4 năm, bao gồm Wisconsin, Michigan, Pennsylvania.
Đây đều là những bang từng giúp ông Trump giành chiến thắng bất ngờ bởi khi đó nếu nh́n vào kết quả thăm ḍ dư luận sát ngày bầu cử th́ ứng cử viên Hillary Clinton của đảng Dân chủ luôn là người dẫn trước với tỷ lệ phiếu ủng hộ áp đảo ở những bang này.
Tuy nhiên cuối cùng bà Hillary lại không giành được phiếu đại cử tri cũng ở chính những bang này và thất cử dù giành được nhiều phiếu phổ thông hơn so với ông Trump.
Ngoài ra, một số bang chiến địa lớn khác cũng đóng vai tṛ quan trọng trong việc quyết định ứng cử viên nào sẽ thắng cử, như Florida.
Tuy nhiên, cuộc bầu cử năm 2020 cũng có những điểm khác biệt so với 4 năm trước. Đó là cử tri đi bỏ phiếu đặc biệt tăng cao ở một số bang vốn không được coi là "chiến địa" lớn như bang Montana hay Tennessee, một dấu hiệu cho thấy có thể sẽ có kết quả đáng ngạc nhiên ở những bang ít ngờ tới.
Ngoài ra, các cử tri da màu cũng xuất hiện với số lượng lớn hơn ở những bang quan trọng như Georgia và Carolina Bắc, cùng sự gia tăng đáng kể các cử tri trẻ, cử tri mới cũng như các cử tri không theo đảng phái nào. Đây cũng được đánh giá là lực lượng nhiều khả năng quyết định kết quả bầu tổng thống hơn là sự khác biệt về số cử tri đi bầu giữa đảng Cộng ḥa và đảng Dân chủ.
Đảm bảo bầu cử an toàn giữa mùa dịch COVID-19
Theo các chuyên gia, việc số lượng cử tri đi bỏ phiếu sớm trong mùa bầu cử năm nay có lẽ bắt nguồn từ thực tế họ lo ngại nguy cơ lây nhiễm COVID-19 trong ngày bầu cử 3/11.
Mùa bầu cử năm nay ở Mỹ diễn ra trong bối cảnh nước Mỹ hiện đang ở giai đoạn “nghiêm trọng” khi số ca mắc mới COVID-19 trung b́nh hàng ngày lập mức kỷ lục, số người nhập viện điều trị và tử vong v́ bệnh này cũng gia tăng ở hầu hết các bang.
Hiện Mỹ vẫn là nước đứng đầu thế giới về số ca nhiễm bệnh và tử vong v́ COVID-19. Số ca nhiễm mới mỗi ngày trong ṿng 1 tuần qua ở Mỹ được ghi nhận ở mức hơn 71,8 ngh́n, một kỷ lục mới và tăng 20% so với một tuần trước đây.
Dữ liệu của Đại học Johns Hopkins cũng cho thấy số người mắc COVID-19 đang phải điều trị tại các cơ sở y tế tăng ít nhất là 5% ở 45 bang trong tuần qua.
Năm nay, một số biện pháp an toàn pḥng dịch COVID-19 đă được áp dụng trong quá tŕnh bầu cử. Các ḥm phiếu được đặt cách nhau ít nhất 1,8 mét và nhân viên bầu cử tiến hành phun tẩy trùng các ḥm phiếu. Găng tay, khẩu trang, nước sát khuẩn đă được cung cấp cho bất cứ ai có yêu cầu.
Cuộc bầu cử tốn kém nhất trong lịch sử
Theo ước tính của tổ chức Center for Responsive Politics (CRP), tổ chức độc lập chuyên theo dơi hoạt động chi tiêu trong chính trị Mỹ, cuộc bầu cử Mỹ năm 2020 được đánh giá là tốn kém nhất trong lịch sử nước này với tổng chi phí lên tới gần 14 tỷ USD, phá vỡ mọi kỷ lục trước đó.
CRP đă phải điều chỉnh con số ước tính từ 10,8 tỷ USD lên gần 14 tỷ USD do số tiền gây quỹ khổng lồ đổ vào chiến dịch tranh cử trong những tháng cuối cùng của cuộc bầu cử.
Báo cáo của CRP cho thấy, số tiền này cao hơn gấp đôi so với chi phí trong bầu cử năm 2016. Dự báo đến ngày bầu cử 3/11 tới, cuộc tranh cử tổng thống sẽ có tổng chi phí là 6,6 tỷ USD, trong khi cuộc tranh cử vào Quốc hội Mỹ sẽ tốn hơn 7 tỷ USD.
Trong đó, đảng Dân chủ dự kiến sẽ đạt mức tổng chi là 6,9 tỷ USD, c̣n đảng Cộng ḥa chi 3,8 tỷ USD cho cuộc đua vào Nhà Trắng 2020.
Ông Joe Biden đang trên đà trở thành ứng cử viên tổng thống đầu tiên trong lịch sử Mỹ gây quỹ đạt mốc 1 tỷ USD trong cuộc bầu cử.
Trong khi đó, chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Trump đă huy động được 950 triệu USD trong cuộc bầu cử năm nay. Số tiền gây quỹ trên không bao gồm tiền do Ủy ban Quốc gia đảng Dân chủ hoặc Ủy ban Quốc gia đảng Cộng ḥa huy động được./.
VietBF@ sưu tầm.