Trong một sự kiện gần đây, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Bộ trưởng Kinh tế Đức Peter Altmaier đă kêu gọi các doanh nghiệp của nước này "đa dạng hóa" thị trường châu Á, nhằm giảm phụ thuộc vào Trung Quốc. Bà Merkel cũng nhấn mạnh rằng EU mong đợi thỏa thuận đầu tư giữa hai bên sẽ được xây dựng dựa trên nguyên tắc "có qua có lại".
![](https://www.vietbf.com/forum/attachment.php?attachmentid=1673842&stc=1&d=1603190357)
Thủ tướng Angela Merkel. Ảnh: AP
Báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP - Hồng Kông) đưa tin, mới đây Đức đă bắt đầu chiến dịch thúc đẩy sự đa dạng hóa về thị trường ở khu vực châu Á, nhằm giảm phụ thuộc vào Trung Quốc.
Cụ thể, vừa qua, trong một sự kiện đối thoại với doanh nghiệp Đức, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Bộ trưởng Kinh tế Đức Peter Altmaier đă kêu gọi các doanh nghiệp của nước này mở rộng thị trường châu Á, cụ thể là khu vực Ấn Độ Dương - Thái B́nh Dương. Nhà lănh đạo Đức cũng cho biết chính phủ sẽ tiếp tục nỗ lực để cải thiện các điều kiện khung
Trong khi đó, Bộ trưởng Kinh tế Đức Altmaier đă chỉ ra rằng đại dịch COVID-19 đă làm lộ ra điểm yếu của việc quá phụ thuộc vào một chuỗi cung ứng. Một ví dụ điển h́nh là thị trường Đức vào đầu năm nay đă gặp nhiều trở ngại trong việc nhập khẩu các thiết bị y tế, khi đại dịch bùng phát mạnh.
"Việc mong muốn đa dạng hóa các chuỗi cung ứng là điều hết sức tự nhiên" - Bộ trưởng Altmaier cho biết. Ông nói rằng Singapore và Hàn Quốc là hai trong những thị trường đầy hứa hẹn, v́ họ đă xử lư tốt đại dịch và khôi phục sức mạnh kinh tế từ rất sớm.
Động thái trên diễn ra sau khi bà Merkel quyết định hủy một cuộc họp về các chính sách Trung Quốc trong thời gian tới với 26 lănh đạo châu Âu do lo ngại về nguy cơ lây nhiễm COVID-19.
Hồi tháng 9 vừa qua, Đức - cường quốc kinh tế lớn nhất trong Liên minh châu Âu (EU) - đă thông báo về chiến lược Ấn Độ Dương - Thái B́nh Dương và đề xuất đánh giá lại cách tiếp cận của nước này đối với Trung Quốc.
Các quan chức Đức cho biết một trong những mục tiêu của chiến lược này là thúc đẩy các doanh nghiệp t́m kiếm những thị trường mới ngoài Trung Quốc trong khu vực.
Theo SCMP, trong bối cảnh căng thẳng kinh tế và địa chính trị với Mỹ leo thang, Trung Quốc vẫn muốn duy tŕ quan hệ với EU; tuy nhiên hiện vẫn chưa rơ liệu Bắc Kinh có đồng ư với các yêu cầu tăng cường tiếp cận thị trường của EU trong các cuộc đàm phán về thỏa thuận đầu tư giữa hai bên hay không.
Vào đầu tháng này, Thủ tướng Merkel đă cảnh báo rằng EU sẽ bắt đầu hạn chế khả năng tiếp cận thị trường của các công ty Trung Quốc trong một số lĩnh vực, nếu như Bắc Kinh không đồng ư gỡ bỏ các rào cản với các doanh nghiệp của EU. Bà Merkel cũng nhấn mạnh rằng EU mong đợi thỏa thuận đầu tư giữa hai bên sẽ được xây dựng dựa trên nguyên tắc "có qua có lại".
Các nhà lănh đạo châu Âu khác, trong đó có Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, cũng đă kêu gọi giảm phụ thuộc vào Trung Quốc, nhưng họ thường chỉ nói đến lĩnh vực chuỗi cung ứng y tế mà chưa kêu gọi đa dạng hóa trên mọi lĩnh vực.
Trong khi đó, một quan chức giấu tên của chính quyền Berlin b́nh luận với SCMP: "Đức không nhắm đến mục tiêu phân ly với Trung Quốc. Thay vào đó, chúng tôi muốn có một miếng bánh to hơn ở châu Á - v́ hiện tại ở thị trường châu Á chúng tôi vẫn phụ thuộc vào Trung Quốc rất nhiều".