Trong bối cảnh sự cạnh tranh về vị thế siêu cường giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng khốc liệt, Washington đă cho thấy sự cảnh giác nhất định trước năng lực quân sự không ngừng gia tăng của Bắc Kinh, hồi tháng 8, Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Mark Esper đă đến thăm 2 ḥn đảo Palau và Guam.
Những lo ngại về địa chính trị có thể là nguyên nhân đằng sau chuyến thăm gần đây của ông Esper đến Chuỗi đảo thứ hai, chuyên gia Derek Grossman b́nh luận trên tờ Diplomat.
Dù có thể khiến nhiều nhà quan sát ngạc nhiên, quyết định của ông Esper đi thăm ḥn đảo nhỏ bé Palau sẽ không hề bất thường nếu nh́n vào tổng thể chiến lược Ấn Độ - Thái B́nh Dương của Mỹ, cũng như nỗ lực nhằm kiềm chế Trung Quốc trong khu vực. Đáng chú ư, ông Esper đă trở thành Bộ trưởng Quốc pḥng đầu tiên của Mỹ đến thăm Palau.
Ngoài ra, Palau, cùng với Liên bang Micronesia và Cộng hoà quần đảo Marshall được biết đến với tên gọi Các quốc gia liên kết tự do (FAS), khu vực có tầm trọng chiến lược với Mỹ.
Washington hiện vẫn duy tŕ thoả thuận hợp tác với các thành viên trong FAS thông qua Hiệp Ước Liên kết tự do (COFA). Theo nội dung thoả thuận này, Mỹ sẽ được phép tiếp cận các vị trí chiến lược về quân sự trong khu vực FAS, bao gồm các vùng biển có kích thước tương đương lục địa Mỹ.
Đây là yếu tố đặc biệt quan trọng khi khu vực này được coi như đường "siêu cao tốc" chạy xuyên tâm khu vực Bắc Thái B́nh Dương tới châu Á, nối liền các khu vực căn cứ của Mỹ tại Hawaii tới các căn cứ ở các chuỗi đảo có liên hệ với Mỹ. Nói cách khác, Palau là một phần trong mạng lưới hậu cần quan trọng cho phép quân đội Mỹ di chuyển một cách thuận lợi trong khu vực FAS.
Cũng là đích ngắm của Trung Quốc?
Trong chuyến thăm đến Palau, ông Esper đă nêu vấn đề gia hạn Hiệp ước COFA với Tổng thống Tommy Remengesau sau năm 2024, qua đó cho giúp đảo quốc tiếp cận nguồn tài chính hỗ trợ từ Mỹ một cách xuyên suốt. Nếu COFA không được gia hạn, Palau nhiều khả năng sẽ là mục tiêu của Trung Quốc với đề xuất tham gia vào Sáng kiến Vành đai và Con đường. Palau cũng có thể quyết định dừng quan hệ ngoại giao với Đài Loan và thay vào đó là công nhận chính quyền Bắc Kinh.
Chỉ trong 5 năm qua, Trung Quốc đă thuyết phục được hai ḥn đối tác của Đài Loan ở khu vực Thái B́nh Dương, bao gồm quần đảo Solomon và Kiribati, khiến hiện Đài Loan chỉ c̣n bốn đối tác ở khu vực này.
Rơ ràng, chính quyền của Tổng thống Donald Trump đă ngày càng chú ư tới khu vực FAS trước sự ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc. Vào tháng 5/2019, ông Trump đă trở thành Tổng thống Mỹ đầu tiên gặp cả 3 nhà lănh đạo FASS tại Nhà Trắng. Tháng 8 cùng năm, Ngoại trưởng Mike Pompeo cũng trở thành Ngoại trưởng Mỹ đầu tiên đến thăm Micronesia.
Ngoài ra, cũng lần đầu tiên ông Trump thiết lập một vị trí giám đốc Hội đồng An ninh Quốc gia đặc trách về châu Đại dương, qua đó ghi nhận tầm ảnh hưởng ngày càng lớn của khu vực này.
Ông Esper cũng thảo luận với Tổng thống Remengesau về kế hoạch xây dựng một tổ hợp radar tại Palau. Khi hoàn thành, hệ thống này sẽ có thể phát hiện và truy dấu kẻ địch ở cả trên không và dưới biển. Trong một động thái khác, ông Remengesau cũng gửi một thông điệp tích cực tới Washington, đó là "xây dựng một cơ sở quân sự chung, và duy tŕ sự hiện diện thường xuyên tại đây, điều vốn không được thực hiện triệt để như kỳ vọng trong điều khoản thoả thuận COFA".
Điểm dừng chân thứ hai và cũng là cuối cùng của ông Esper là đảo Guam. Tại đây, Mỹ hiện có các căn cứ quân sự quan trọng với hàng ngh́n binh sĩ, bao gồm Căn cứ hải quân Guam và căn cứ không quân Andersen.
Một điểm đáng chú ư khác trong chuyến thăm của ông Esper, là khả năng Mỹ có thể thiết lập hệ thống tên lửa tầm trung đất đối không ở khu vực Ấn Độ - Thái B́nh Dương. Ngày 2/8/2019, Mỹ đă rút khỏi Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) cấm thiết lập các hệ thống tên lửa đất đối không với tầm bắn từ 500 - 5.500 km. Với quyết định này, Mỹ có thể thiết lập các hệ thống trên với sự chấp thận từ các quốc gia sở tại, trong đó Úc và Nhật Bản là những lựa chọn khá rơ ràng. Nhưng Palau, quốc gia duy nhất trong FAS có phạm vi vươn tới Trung Quốc, có thể cũng sẽ được cân nhắc, bên cạnh đó là Guam và quần đảo Bắc Mariana.
Trước những lợi thế của khu vực, việc Trung Quốc liên tiếp gia tăng ảnh hưởng tại đây là không quá khó hiểu. Gần đây, Micronesia đă nhiều lần ngăn cản một trong những đảo chính Chuuk nhằm tách ra độc lập, điều có thể đặt dấu chấm hết cho COFA và tạo điều kiện để Trung Quốc thiết lập quan hệ song phương với Chuuk. Palau và Marshall hiện vẫn công nhận Đài Loan, nhưng thường xuyên nhận được những lời mời chào hấp dẫn từ Bắc Kinh để thay đổi lập trường.
Ngoài ra, việc Chính quyền ông Trump có quan điểm không mấy tích cực đối với vấn đề biến đổi khí hậu cũng gây tác động không mấy tích cực đối với các Quân đảo Thái B́nh Dương, vốn đang đối mặt với nguy cơ sống c̣n từ việc mực nước biển dâng cao. Hiện Bắc Kinh đă cam kết sẽ hỗ trợ các nước về vấn đề này, trong khi Washington vẫn chưa có động thái nào cụ thể.
VietBF @ Sưu tầm