Cháu tổng thống Kennedy phát động biểu t́nh chống tiêm chủng ở Đức, trong khi thuyết âm mưu của người Mỹ thúc đẩy làn sóng bài vaccine ở Canada, Anh.
Covid-19, đại dịch giết chết hơn 200.000 người ở Mỹ và gần 1,1 triệu người trên toàn cầu, đang tiếp thêm sức mạnh cho phong trào bài vaccine ở Mỹ và mở rộng phạm vi ra nhiều quốc gia khác trên thế giới.
Ngay cả khi nhiều quốc gia và công ty dược phẩm chạy đua phát triển loại vaccine an toàn, hiệu quả để chống Covid-19, nhiều nhà hoạt động, người có ảnh hưởng lớn ở Mỹ lại cố ngăn chặn nỗ lực này, bằng cách gieo rắc nỗi sợ rằng vaccine có thể bị "đốt cháy giai đoạn", đồng thời thúc đẩy nó thành phong trào bài vaccine, thậm chí là bài khoa học.
Người biểu t́nh giơ biểu ngữ "Con cái của tôi, Lựa chọn của tôi" để phản đối tiêm vaccine cúm bắt buộc ở Boston, Mỹ hôm 5/10. Ảnh: AFP.
Chủ yếu diễn ra trên các trang mạng xă hội như Facebook và YouTube, phong trào bài vaccine ḥa trộn với làn sóng phủ nhận mối đe dọa của Covid-19 và sự gia tăng các thuyết âm mưu. Tất cả tạo thành phong trào quốc tế lan rộng, chống lại các biện pháp bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Làn sóng bài vaccine có sự góp mặt của nhiều người Mỹ nổi tiếng như Robert F. Kennedy Jr., cháu tổng thống John F. Kennedy và là nhà hoạt động chống vaccine có tầm ảnh hưởng. Robert F. Kennedy Jr. hồi tháng 8 từng phát động cuộc biểu t́nh lớn ở Berline, Đức, thu hút những người hoài nghi vaccine, người lan truyền thuyết âm mưu, nhóm cực hữu và nhiều thành phần khác.
"Phong trào bài vaccine ở Mỹ đang được toàn cầu hóa và có xu hướng cực đoan hơn", Peter Hotez, hiệu trưởng Trường Y học Nhiệt đới tại Đại học Y Baylor ở Houston và là tác giả một cuốn sách về phong trào phản đối vaccine, cho hay.
Emily Rauhala, biên tập viên của Washington Post, cho rằng rất khó để đánh giá lượng nội dung bài vaccine trên tất cả nền tảng mạng xă hội. Một báo cáo của Trung tâm Chống làn sóng thù ghét trên nền tảng kỹ thuật số có trụ sở tại Anh cho biết 147 tài khoản mạng xă hội lớn nhất trong số 409 nhóm bài vaccine mà tổ chức này giám sát đă tăng ít nhất 7,8 triệu người theo dơi kể từ năm 2019.
Nhiều người nghiên cứu về mạng xă hội và thái độ bài vaccine cảnh báo nếu không được kiểm soát, phong trào này có thể làm giảm số người sẵn ḷng tiêm vaccine Covid-19, dù nó được chứng minh an toàn và hiệu quả qua thử nghiệm lâm sàng.
Cuộc thăm ḍ gần đây của trung tâm nghiên cứu Pew chỉ ra chỉ khoảng 50% người Mỹ đồng ư tiêm vaccine Covid-19, tương đương với Anh. Trong khi số người sẵn ḷng tiêm vaccine Covid-19 ở Đức giảm từ 79% hồi tháng 4 xuống 64% hồi tháng 6.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm ngoái cảnh báo làn sóng bài vaccine lan rộng có thể xói ṃn thành quả của thế giới trong việc chống lại các căn bệnh có thể pḥng ngừa bằng vaccine, như sởi và bại liệt. Kể từ khi đại dịch bắt đầu, WHO đă nhiều lần lên tiếng bảo vệ vai tṛ của vaccine.
"Phong trào bài vaccine có thể dựng lên nhiều câu chuyện nhằm chống lại vaccine, nhưng hồ sơ về vaccine mới kể đúng câu chuyện của chính nó. Do đó, mọi người không nên nhầm lẫn", Tedros Adhanom Ghebreyesus, tổng giám đốc WHO, nói hồi tháng 9.
Imran Ahmed, giám đốc điều hành Trung tâm Chống làn sóng thù ghét trên nền tảng kỹ thuật số và là chuyên gia về hành vi ác ư trên mạng, cho biết nhiều tiếng nói quan trọng nhất trong phong trào bài vaccine của Mỹ giờ trở thành những "người tuyên truyền" tinh vi và được đầu tư.
"Làn sóng bài vaccine trên mạng là căn bệnh của Mỹ và nó đang lan ra khắp thế giới", ông nói.
Bốn năm qua, các nhà hoạt được đầu tư và tổ chức tốt ở Mỹ đă trở thành trung tâm lan truyền thông tin sai lệch về vaccine của toàn cầu, đặc biệt là tuyên bố sai sự thật rằng vaccine gây bệnh tự kỷ.
"Khi nói đến thông tin sai lệch về vaccine, Mỹ giống như ca siêu lây nhiễm", Heidi Larson, giám đốc Dự án Niềm tin vào Vaccine tại Trường Y học Nhiệt đới và Vệ sinh dịch tễ London, nói.
Trước đại dịch, nhiều người trưởng thành thường không nghĩ tới việc tiêm chủng cho tới khi họ có con, theo Kolina Koltai, nhà nghiên cứu sinh hậu tiến sĩ tại Trung tâm Thông tin đại chúng tại Đại học Washington. Nhưng giờ, thông tin về phát triển và thử nghiệm vaccine xuất hiện ở khắp nơi, từ các nhóm Facebook tới các bản tin đêm.
"Ở cấp độ toàn cầu, bạn sẽ thấy mọi người đều nói về vaccine, với nhiều câu hỏi như ai sản xuất chúng và chúng có mối liên hệ nào tới chính trị", Koltai nói. "Phong trào bài vaccine đă đặt ra các câu hỏi đó".
Câu trả lời với nội dung sai và gây hiểu nhầm mà các nhà vận động chống vaccine đưa ra tràn ngập mạng lưới tin tức. Đỉnh điểm là video với tựa đề "Plandemic" do Judy Mikovits, nhà nghiên cứu bị cộng đồng khoa học tẩy chay và trở thành người hoạt động chống vaccine, đăng tải hồi đầu tháng 5. Trong video, Mikovits nói rằng đại dịch Covid-19 là âm mưu dàn dựng của "giới tinh hoa chính trị và khoa học" và tuyên bố vaccine Covid-19 sẽ "giết chết hàng triệu người".
"Plandemic" đă được chia sẻ tràn lan trên mạng, từ nhóm bài vaccine đến nhóm chống phong tỏa, cũng như lan truyền trong nhóm người Mỹ ủng hộ "Đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại" và những người theo thuyết âm mưu. Phân tích của nhóm nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Chính sách Mạng thuộc Đài Quan sát Internet Stanford chỉ ra video này đă có hàng triệu lượt xem trước khi bắt đầu được kiểm tra tính xác thực của thông tin.
Video đă được lan truyền bằng ít nhất 10 ngôn ngữ khác nhau. "Giống căn bệnh mà nó muốn giải thích, đoạn video lan truyền rất nhanh qua các biên giới quốc tế chỉ trong vài ngày", phân tích có đoạn.
Cùng với quá tŕnh đại dịch lây lan, các thuyết âm mưu về nCoV cũng được lan truyền và hợp nhất với nhiều phong trào gieo rắc thuyết âm mưu khác, trong đó nổi bật nhất là nhóm QAnon.
Neil Johnson, giáo sư vật lư tại Đại học George Washington, đă nghiên cứu về cách nội dung sai lệch lan truyền qua các trang mạng kỹ thuật số.
Năm 2019, QAnon "chưa xuất hiện trên bản đồ", nhưng giờ nó "mọc lên ở rất nhiều nơi", theo giáo sư Johnson. Phong trào trên mạng đă ảnh hưởng rất nhiều tới các phong trào địa phương và truyền cảm hứng cho việc tổ chức trực tiếp, từ các cuộc tuần hành lớn tới phong trào biểu t́nh quy mô nhỏ, với nhiều khẩu hiệu như "tự do sức khỏe" hay "cứu trẻ em" của QAnon.
Trong cuộc biểu t́nh ở Berlin hồi cuối tháng 8, Kenedy Jr. đă lan truyền các thuyết âm mưu về công nghệ 5G, các công ty dược phẩm và nhà sáng lập Microsoft Bill Gates, người tài trợ kế hoạch tiêm chủng toàn cầu và trở thành mục tiêu của các nhóm bài vaccine.
Tại London, người biểu t́nh phá lệnh cấm tụ tập đông người để cùng diễu hành chống vaccine và đeo khẩu trang bắt buộc. Các nhà vận động chống vaccine, chống khẩu trang và người ủng hộ QAnon ở Canada cuối tháng trước tổ chức "cuộc diễu hành tự do" ở Vancouver để phản đối các quy định như tiêm chủng bắt buộc, đeo khẩu trang, giăn cách xă hội hay các biện pháp phong tỏa.
Tuy nhiên, giới chuyên gia nhận định các cuộc biểu t́nh trực tiếp này chỉ là một phần nhỏ trong mạng lưới bài vaccine lớn, chủ yếu hoạt động trên mạng xă hội. Khi đại dịch tiếp diễn, phong trào này sẽ ngày càng lan rộng tới các cộng đồng và lôi kéo thêm nhiều người mới, gây nguy hại cho nỗ lực ngăn chặn đại dịch nhờ vaccine.
"Tôi thực sự cho rằng nó sẽ phát triển mạnh ở Mỹ, Canada, Anh, Australia và Nam Phi", giáo sư Johnson nói. "Các chiến tuyến đang được h́nh thành".