Nguyên nhân của sự việc được cho là do t́nh trạng bệnh lư hiếm gặp của bệnh nhân, cùng với sai sót trong quá tŕnh lấy mẫu.
Theo AFP, một phụ nữ Mỹ sau khi được lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 qua đường mũi đă bị vỡ màng năo, khiến dịch năo tủy của người này chảy ra từ mũi, dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng năo. Trường hợp trên được các bác sĩ báo cáo trên JAMA Otolaryngology - Head & Neck Surgery, một chuyên san y khoa của Mỹ, vào ngày 1/10.
Nữ bệnh nhân 40 tuổi trước đó đă có tŕnh trạng bệnh lư hiếm gặp. Ngoài ra, quá tŕnh lấy mẫu xét nghiệm có thể đă có những sai sót. Trường hợp như trên rất hiếm khi xảy ra. V́ vậy, nguy cơ từ việc lấy mẫu xét nghiệm qua đường mũi vẫn rất thấp.
Tuy nhiên, để tránh hết mức rủi ro, Jarrett Walsh, bác sĩ Bệnh viện Đại học Iowa, đồng thời là tác giả của bài báo, cho rằng các nhân viên y tế vẫn nên tuân thủ chặt chẽ quy tŕnh xét nghiệm. Ông cũng khuyến cáo rằng những người từng phẫu thuật xoang hoặc nền sọ nên cân nhắc việc lấy mẫu xét nghiệm qua đường miệng.
Nhận xét về trường hợp trên, chuyên gia tai mũi họng Dennis Kraus của Bệnh viện Lenox Hill ở New York cho biết: “Sự việc là lời nhắc nhở rằng các nhân viên lấy mẫu xét nghiệm cần phải được đào tạo kỹ lưỡng hơn, họ cũng phải thật thận trọng ngay cả sau khi đă lấy xong mẫu”.
Bác sĩ Walsh cho biết người phụ nữ trên đă yêu cầu lấy mẫu xét nghiệm qua đường mũi để phẫu thuật thoát vị. Sau đó, bệnh nhân thực hiện thêm lần lấy mẫu thứ hai để xét nghiệm Covid-19. Một bên mũi của bà xảy ra hiện tượng chảy dịch ngay sau đó.
Bệnh nhân được Walsh tiếp nhận chăm sóc trong t́nh trạng đau đầu, nôn mửa, cứng cổ và sợ ánh sáng.
Một phụ nữ Mỹ bị chảy dịch năo và có nguy cơ nhiễm trùng năo sau khi lấy mẫu xét nghiệm Covid-19. Ảnh: Reuters.
“Trước đó, bệnh nhân từng được lấy mẫu xét nghiệm qua đường mũi để điều trị một bệnh khác và không có vấn đề ǵ xảy ra. Tuy nhiên, ở lần lấy mẫu thứ hai, cùng một bên mũi, bà cho biết ḿnh cảm thấy kỹ thuật lấy mẫu có vẻ chưa thực sự tốt, dụng cụ lấy mẫu bị đưa vào quá sâu”.
Trên thực tế, bệnh nhân này từng được điều trị tăng huyết áp nội sọ nhiều năm trước. Đây là t́nh trạng mà dịch năo tủy (có chức năng bảo vệ và nuôi dưỡng năo) quá cao. Các bác sĩ tại thời điểm đó đă sử dụng shunt (một thiết bị ống dẫn và van thoát y khoa) để rút bớt chất lỏng ra nhằm giải quyết vấn đề.
Tuy nhiên, lần điều trị này lại khiến bệnh nhân gặp phải t́nh trạng thoát vị năo, tức một phần năo và màng năo bị lệch về phía mũi. Điều này chính là nguyên nhân khiến màng băo của bệnh nhân dễ dàng vỡ ra ngay khi có một sai sót nhỏ trong quá tŕnh lấy mẫu xét nghiệm.
T́nh trạng thoát vị năo của bệnh nhân đă không được phát hiện cho đến khi các bác sĩ xem lại h́nh chụp năo bộ cũ của bà sau khi sự cố xảy ra. Ngay sau đó, bệnh nhân đă nhanh chóng tiếp nhận phẫu thuật. Hiện tại, bà đă b́nh phục hoàn toàn.
Walsh cho biết nếu không được điều trị kịp thời, tính mạng của bệnh nhân có thể đă bị đe dọa do nhiễm trùng năo.
Ông nói thêm hầu hết quy tŕnh lấy mẫu xét nghiệm đều yêu cầu nhân viên y tế phải đưa que lấy mẫu đi dọc theo đường sàn mũi (nằm ngay phía trên ṿm miệng), và hạn chế nâng que cao hơn. Một khi nâng que cao hơn đường sàn mũi, họ phải cực kỳ thận trọng.
Trường hợp như của bệnh nhân nêu trên tuy rất hiếm gặp, nhưng đó là lời nhắc nhở về vấn đề đào tạo nhân viên y tế chất lượng cao. Đây là một yêu cầu cấp thiết trong bối cảnh thế giới đang chống chọi với đại dịch Covid-19, và hàng trăm triệu người sẽ cần được xét nghiệm.
VietBF @ Sưu tầm