Theo trang Big Wobble đưa tin, có khoảng 500 giếng nước sinh hoạt của gần 9 triệu cư dân trên khắp tiểu bang California, bị phát hiện nhiễm các hóa chất độc hại, đáng ngại nhất khi chúng là "các hóa chất không phân hủy".
![](https://tinhhoa.net/wp-content/uploads/2020/09/mot-mau-nuoc-duoc-thu-thap-tai-mot-can-cu-khong-quan-nam-carolina-anh-energynews.jpg)
S
am Miller, CEO công ty Aquatic Analytics, thu thập mẫu nước tại Căn cứ Không quân Shaw, Nam Carolina, ngày 17/10/2017. (Ảnh từ U.S. Air Force)
Mặc dù số liệu này dường như không hề lớn, nhưng các nghiên cứu chỉ ra rằng, các hóa chất độc hại trong nước có thể tồn đọng bên trong cơ thể người, gây cản trở các phản ứng sinh học quan trọng, và là tác nhân của nhiều căn bệnh măn tính.
Cư dân tại thành phố Pleasanton, một vùng ngoại ô cách trung tâm công nghệ San Jose tại phía Bắc California gần 50km, đều bàng hoàng khi biết rằng khu vực sinh sống của họ nằm trong top 10 những thành phố bị ô nhiễm nước nghiêm trọng nhất tại Hoa Kỳ.
Pleasanton sử dụng nước ngầm làm nguồn cung cấp nước máy cho người dân, nhưng vào mùa thu năm 2019, khu vực đă ngừng lấy nước từ một trong số các giếng nước tại khu vực, sau khi các xét nghiệm do chính quyền tiểu bang tiến hành cho thấy, lượng nước bị nhiễm các hóa chất không tốt cho sức khỏe con người, v́ chúng vượt quá mức quy định an toàn.
Các hóa chất, được xác định là các hợp chất
Per- and polyfluoroalkyl (gọi tắt là nhóm hóa chất
PFAS). Đây là nhóm các hóa chất nhân tạo, được điều chế để sản xuất những vật dụng như chảo chống dính, giấy thấm dầu và quần áo chống nước.
Hóa chất PFAS có đặc tính khó phân hủy, đây là nhóm hoá chất nhân tạo và phải mất đến hàng thiên niên kỷ để nó phân hủy hoàn toàn. (Ảnh: Thebigwobble)
Những hợp chất này đều mang đặc tính khó phân hủy, đến mức các nhà khoa học ước tính rằng, sẽ phải mất đến hàng thiên niên kỷ để chúng có thể phân hủy hoàn toàn. Đây chính là lư do chúng được gọi là
"hóa chất không phân hủy". Mặc dù những hóa chất này không có tồn tại trong tự nhiên, nhưng chính do quá tŕnh thải bỏ không hợp lư đă khiến cho các số lượng hóa chất này bị nhiễm vào đất, mạch nước ngầm hoặc lơ lửng trong không khí.
Tàn phá sức khỏe của con người
Jill Buck, Giám đốc điều hành công ty
Go Green Initiative cho biết, do nhóm hóa chất
PFAS có thể tích tụ trong các mô tế bào, nên chúng có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe. Không dừng lại ở đây, các nghiên cứu chuyên sâu c̣n phát hiện rằng, việc phơi nhiễm với các hóa chất kể trên có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng khác về khả năng sinh sản và phát triển của cơ thể người.
Hậu quả khôn lường nhất mà nhóm hóa chất này gây ra, chính là những khiếm khuyết về khả năng sinh sản và sự phát triển. Trong khi đó, theo Cục Bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ (
EPA), một số nghiên cứu có giới hạn đưa ra kết luận rằng, việc tiếp xúc với các hóa chất độc hại trên cũng có thể khiến cho trẻ sơ sinh có cân nặng thấp khi chào đời, hệ miễn dịch cũng suy yếu hơn, đồng thời suy giảm quá tŕnh sản xuất hormone.
Amy Kyle, một khoa học gia về Sức khỏe Môi trường tại Trường Y tế Cộng đồng của Đại học Berkeley ở California, chia sẻ với
CBS SF Bay Area rằng, một vấn đề tồi tệ hơn chính là việc các hóa chất độc hại này có thể lưu động trong nước. Nếu không có sự can thiệp và kiểm tra kịp thời, t́nh trạng ô nhiễm nguồn nước trên diện rộng có thể nhanh chóng gây ra cuộc khủng hoảng sức khỏe đến toàn xă hội.
Là nguyên nhân dẫn đến ung thư
Không chỉ những tác động trên, các hóa chất này cũng có liên quan đến việc làm tăng mối nguy cơ bị mắc một số bệnh ung thư.
Năm 2019, Linda Birnbaum, một nhà nghiên cứu về hóa chất độc hại kiêm cựu Giám đốc của Viện Khoa học Sức khỏe Môi trường Quốc gia, đă gây xôn xao các hăng tin tức khi khẳng định:
Nhóm hóa chất PFAS gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe ở người, bao gồm cả ung thư.
Bà Linda cho biết, trong thời gian làm việc tại Viện Khoa học Sức khỏe Môi trường, bà không được phép sử dụng cụm từ
"gây ra" khi đề cập đến những tác hại sức khỏe sau khi bị phơi nhiễm với hóa chất. Bà đă nghiên cứu về những hóa chất này trong nhiều thập kỷ qua, và tin rằng những nghiên cứu đă được công bố hiện nay là bằng chứng quá đủ để kết luận rằng:
Các hóa chất này rất có hại cho sức khỏe con người.
Cụ thể, bà chỉ ra kết quả nghiên cứu từ các thử nghiệm trên chuột. Sau khi bị phơi nhiễm với một liều lượng thấp các hóa chất không phân hủy này, số chuột thí nghiệm đă mắc bệnh ung thư tuyến tụy. Kết quả này hợp lư khi nghiên cứu từ Cục Bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ cũng phát hiện rằng, các hóa chất này kích thích khả năng phát triển khối u ở động vật. Các căn bệnh ung thư khác có liên quan tới việc bị phơi nhiễm với nhóm hóa chất
PFAS bao gồm ung thư tinh hoàn, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú.
Có nên kiểm soát các hóa chất độc hại hay không?
Hiện công tác sản xuất nhóm hóa chất độc hại này đă giảm dần, nhiều cuộc xét nghiệm nguồn nước tại các khu vực dễ bị nhiễm hóa chất đă được chính quyền nhanh chóng tiến hành. Từ khi các nhà nghiên cứu lên tiếng cảnh báo,
PFAS đă bị cấm, không c̣n được sản xuất tại Mỹ. Tuy nhiên, chúng vẫn c̣n xuất hiện trong các vật dụng của người tiêu dùng khi được nhập khẩu vào Mỹ.
Amy Kyle cho biết:
"Nó không được kiểm soát khi xuất hiện trong công đoạn đóng gói thực phẩm, khi bay lơ lửng trong không khí, khi bị đổ vào nguồn nước thải, và không được nhận định là một chất thải nguy hại".
Nhưng ngay cả khi gần như không có chỉ dẫn của chính phủ liên bang, chính quyền các tiểu bang vẫn đang thực hiện các biện pháp tích cực, nhằm hạn chế sự ô nhiễm có thể xảy ra để bảo vệ cho người dân.
Cụ thể vào năm 2019, chính quyền tiểu bang California đă bắt đầu thực hiện các xét nghiệm bắt buộc các giếng nước uống tại khu vực. Nếu nồng độ
PFAS trong nước gây nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng, th́ cả người dân lần chính quyền địa phương đó ngay lập tức đều sẽ được nhận cảnh báo.
Các viên chức thuộc công ty cấp nước địa phương, và các nhà nghiên cứu tại California cũng đang t́m ra các kỹ thuật lọc mới, hy vọng sớm ngăn chặn được những hóa chất nguy hiểm như
PFAS làm ô nhiễm nguồn nước thêm nữa.