Sự tồn tại của "dục vọng" vốn dĩ không sai, nhưng sai là ở chỗ, có những người không thể kiểm soát được, để nó khống chế, biến bản thân thành một kẻ "vô đạo đức".
Dục vọng, phải "bỏ"
Vốn dĩ dục vọng, ham muốn là bản chất tự nhiên của con người. Sự tồn tại của "dục vọng" vốn dĩ không sai, nhưng sai là ở chỗ, có những người không thể kiểm soát được, để nó khống chế, biến bản thân thành một kẻ "vô đạo đức".
Người tham lam, bị dục vọng dắt mũi, sẽ rơi vào vể khổ vô bờ, vô bến. Người càng tham lam sẽ càng ích kỉ. Người càng chi li, càng chỉ biết tới lợi ích, tham lam lợi nhỏ, cuối cùng lại thành trắng tay.
Ham muốn nếu không thể khống chế, sẽ ngày càng bị khuếch đại, không biết đâu là điểm dừng, làm ra những việc khiến trời đất bất dung. Suy cho cùng, đây chính là nguồn gốc của mọi cái khổ.
Phật dạy: "Dưỡng tâm, chẳng qua cũng chỉ là giảm bớt dục vọng", chỉ khi bớt ích kỉ, bớt ham muốn lại, con người mới có thể nhìn được rõ ràng thứ mà trái tim mình thực sự mong muốn. Bình thản trước mọi sợ, phân rõ thị phi, xem hiện tại là mãi mãi, vui vẻ cũng sẽ trở thành một chuyện rất đơn giản.
4 thứ trên đời không được tham lam để tránh rước đại họa
1. Không tham lam những loại tiền tài bất chính: "Của thiên trả địa", chúng ta hưởng thụ cuộc sống sung túc, xa xỉ bằng số lượng tiền tài không thuộc về mình, thì cái giá phải trả sẽ lớn gấp nhiều lần.
2. Không tham lam dục vọng ngoài giá thú: Một tình cảm không được xây dựng trên giá trị đạo đức thì nhất định sẽ đem đến những tai họa khôn lường.
3. Không tham lam những lời đường mật ngọt ngào: mật ngọt chết ruồi, làm người phải tỉnh táo, đừng bao giờ phụ thuộc hay chìm đắm trong những lời tâng bốc, nịnh hót của kẻ xung quanh.
4. Không tham lam cuộc sống không thuộc về mình: sự tham lam chỉ khiến tâm lý chúng ta ngày một trở nên xấu xí, có thể gây ra những hành động sai trái và hậu quả khó có thể tưởng tượng được.
VietBF@sưu tập