Viên nhựa cây hóa thạch chứa một mẩu đuôi khủng long, một số mẫu vật của chim, côn trùng, ḅ sát và hoa cách thời đại của chúng ta gần 100 triệu năm, khiến chính các hóa thạch nhỏ nhất được bảo quản trong hổ phách, chứ không phải những bộ xương khổng lồ, giúp ngành cổ sinh vật học thay đổi to lớn trong 5 năm qua.
Nhiều phát hiện đáng kinh ngạc trong thời gian qua trong cổ sinh vật học - ngành nghiên cứu các sinh vật cổ đại, trong đó có khủng long - xuất phát từ một viên hổ phách duy nhất. Viên nhựa cây hóa thạch này chứa một mẩu đuôi khủng long, một số mẫu vật của chim, côn trùng, ḅ sát và hoa cách thời đại của chúng ta gần 100 triệu năm.
Hổ phách hóa thạch mở ra cánh cửa soi vào thời đại của khủng long. Những sinh vật cổ đại vẫn như mới chết vào ngày hôm trước, với mô tế bào và chi tiết cấu tạo da, màu sắc, lông, răng, lá đến cánh hoa đều được bảo quản tốt đến kinh ngạc. Đó cũng là những yếu tố mà hóa thạch thông thường không thể cung cấp cho các nhà khoa học.
Mẩu hổ phách chứa hóa thạch đuôi khủng long c̣n nguyên vẹn được t́m thấy ở chợ vùng biên Myanmar - Trung Quốc vào năm 2016. Ảnh: Bảo tàng Hoàng gia Saskatchewan.
Tuy nhiên, theo CNN, để mở được cánh cửa thần kỳ này dẫn về quá khứ, các nhà khoa học cũng phải chấp nhận đánh đổi.
Những hầm mỏ ch́m trong bất ổn
Hổ phách hóa thạch đă được phát hiện ở nhiều nơi trên khắp thế giới, nhưng hổ phách có niên đại trước thời điểm tuyệt chủng của khủng long vẫn vô cùng hiếm. Một trong những kho dự trữ lớn nhất từng được phát hiện nằm tại bang Kachin, phía bắc Myanmar, gần biên giới Trung Quốc.
Khu vực này đă ch́m trong bất ổn suốt nhiều năm qua, với nhiều vụ đụng độ giữa quân chính phủ và các lực lượng dân tộc thiểu số. Từ năm 2017, quân đội Myanmar đă bắt đầu giành quyền kiểm soát những khu mỏ hổ phách từ người bản địa Kachin.
"Có những bằng chứng về vi phạm nhân quyền liên hệ trực tiếp đến việc khai thác mỏ hổ phách... Tôi cho rằng có những vấn đề đạo đức trong cách chúng ta làm việc", Emily Rayfield, nhà cổ sinh vật học tại Đại học Bristol và chủ tịch Hội Cổ sinh vật học Độc vật có xương sống (SVP), nhận định.
Tổ chức này đang kêu gọi các đồng nghiệp hạn chế nghiên cứu hổ phách có nguồn gốc Myanmar được khai thác sau tháng 6/2017, thời điểm quân đội bắt đầu kiểm soát các khu mỏ. SVP đă vận động hơn 300 tạp chí khoa học ngưng xuất bản các nghiên cứu dựa trên hổ phách hóa thạch thuộc nhóm này.
SVP cũng bày tỏ lo ngại nhiều hóa thạch Myanmar đang rơi vào tay những nhà sưu tầm tư nhân thay v́ cơ sở nghiên cứu công lập, khiến việc nghiên cứu khoa học ngày một khó khăn.
Trong khi đó, một số ư kiến cho rằng nỗ lực của SVP không giúp cải thiện đáng kể t́nh h́nh ở Myanmar và có thể để vuột mất nhiều phát hiện quan trọng đối với khoa học.
Bên cạnh vấn để nhân quyền, hổ phách hóa thạch c̣n xuất hiện một số điểm tranh căi khác về đạo đức khoa học. Việc mẫu vật rơi vào sở hữu tư nhân khiến những nhà nghiên cứu khó xác minh các phát hiện của đồng nghiệp. Bên cạnh đó, giới khoa học chưa thể nghiên cứu mẫu đất những khu mỏ ở Myanmar. Điều này khiến việc xác định niên đại thiếu chính xác.
Một khu mỏ khai thác hổ phách tại Myanmar. Ảnh: CNN.
"Hổ phách máu"
Hổ phách Myanmar được khai thác ở bang Kachin suốt hàng trăm năm qua. Tuy nhiên, theo giới nghiên cứu, hoạt động mua bán mẫu vật bắt đầu tăng vọt khoảng 10 năm trở lại nhờ thị trường đá quư Trung Quốc.
Mẫu hổ phách hóa thạch nổi tiếng với đuôi khủng long được t́m thấy bởi một nhà cổ sinh vật học Trung Quốc tên Lida Xing tại một ngôi chợ Myanmar, gần biên giới hai nước. Phát hiện lập tức gây băo trên truyền thông vào năm 2016 và đẩy cao nhu cầu trên thị trường.
Ở Trung Quốc, hổ phách này được gọi là "huyết phách" hay hổ phách máu v́ có màu đỏ đậm. Nó tương tự khái niệm "kim cương máu" ở châu Phi, khi đá quư trở thành nguồn tài chính cho những cuộc xung đột đẫm máu và dai dẳng. Tương tự cẩm thạch và hồng ngọc, mua bán hổ phách giữ vai tṛ ngày một lớn trong t́nh h́nh xung đột ở Myanmar.
George Poinar, nhà cổ sinh vật học tại Đại học Bang Oregon, cho rằng khoa học cần tiếp tục sử dụng hổ phách Myanmar. Nguồn hóa thạch từ đất nước Đông Nam Á đang mở ra cánh cửa độc nhất vô nhị cho giới nghiên cứu t́m hiểu về thời đại khủng long.
"Nếu không làm vậy, hóa thạch với giá trị khoa học cuối cùng vẫn được đưa vào điêu khắc, trang sức và thế hệ tương lai sẽ vĩnh viễn mất chúng", ông nhận định.
Poinar đă làm việc với hổ phách hóa thạch nhiều thập kỷ. Ông lần đầu tiên phát hiện hổ phách giúp bảo quản cấu trúc nội tế bào của sinh vật vào năm 1982. Nghiên cứu của ông tạo cảm hứng cho loạt phim bom tấn "Công viên Kỷ Jura", lấy ư tưởng ADN khủng long có thể trích xuất được từ một con muỗi cổ đại kẹt trong hổ phách hóa thạch.
Poinar cho rằng không có bằng chứng cho thấy "tiền thu được nhờ mua bán hổ phách hóa thạch Myanmar đang được dùng cho những hoạt động chống lại các nhóm thiểu số tại nước này". Các thợ mỏ và thương lái tiết lộ phần lớn hổ phách chứa hóa thạch được tuồn sang Trung Quốc và mua bán trong thị trường hợp pháp, tại thành phố Đằng Xung gần biên giới hai nước.
"Khoa học phục vụ mở rộng tri thức nhân loại. Hổ phách Myanmar là một trong những cánh cửa quan trọng và khả thi nhất hiện nay giúp t́m hiểu về Kỷ Phấn trắng. Không nghiên cứu, đánh giá và công bố nghĩa là chúng ta đang ngăn cản tri thức về lịch sử sự sống trên Trái Đất", một lá thư được 50 nhà khoa học kư tên vào tháng 8 nhấn mạnh.
Theo các tác giả, hổ phách chứa hóa thạch khủng long và động vật có xương sống khá hiếm và giá cao. Tuy nhiên, hổ phách chứa mẫu vật nhỏ như cây cối và con trùng thường có giá chưa đến 100 USD. Bên cạnh đó, t́nh h́nh ở Myanmar c̣n phức tạp và nhiều vùng khai thác hổ phách chưa thuộc kiểm soát của quân đội.