Chính quyền Trump cân nhắc cấm một số hoặc toàn bộ sản phẩm bằng bông từ vùng Tân Cương, Trung Quốc, gây nguy cơ ảnh hưởng sản xuất quần áo toàn cầu.
Các nguồn thạo tin tiết lộ chính quyền Trump đang cân nhắc một lệnh cấm một phần hoặc tất cả các sản phẩm bông từ vùng Tân Cương, Trung Quốc, với cáo buộc "sử dụng lao động cưỡng bức" ở vùng này. Lệnh cấm có thể được công bố ngay sau ngày 8/9 và nếu có hiệu lực, có thể ảnh hưởng đến tất cả các nhà sản xuất hàng may mặc và các sản phẩm làm từ bông.
Tuy nhiên, chưa rơ phạm vi áp dụng của lệnh cấm, gồm tất cả các sản phẩm bông được vận chuyển từ Tân Cương, Trung Quốc, hay có khả năng mở rộng sang các mặt hàng làm từ bông Tân Cương nhưng được vận chuyển sang các nước thứ ba. Cục Hải quan và Biên pḥng Mỹ chịu trách nhiệm ban hành lệnh cấm này.
Công nhân sơ chế bông vừa thu hoạch tại nhà máy ở Aksu, Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, Trung Quốc, ngày 1/12/2015. Ảnh: Reuters.
Tân Cương là nguồn cung cấp bông, dệt may, hóa dầu và các hàng hóa khác cho các nhà máy Trung Quốc và bất kỳ động thái nào nhằm ngăn chặn nhập khẩu bông có thể tác động rất lớn tới các nhà sản xuất quần áo toàn cầu. Nhiều thương hiệu thời trang nổi tiếng và lớn nhất thế giới dựa vào chuỗi cung ứng Trung Quốc, gồm cả việc sử dụng bông và vải dệt đước sản xuất ở Tân Cương, vùng viễn tây của nước này.
Lệnh cấm mới nếu được thông qua cũng có thể khiến nhiều thương hiệu may mặc lớn trên thế giới "tháo chạy" khỏi Trung Quốc. Trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung kéo dài, nhiều công ty đă t́m cách chuyển chuỗi cung ứng hàng may mặc sang các nước ở Đông Nam Á. Nhà Trắng, Bộ An ninh Nội địa và Cục Hải quan và Biên pḥng Mỹ không b́nh luận thông tin.
Chính quyền Trump hồi tháng 7 đưa một số công ty may mặc vào "danh sách đen", ngăn các công ty này mua các sản phẩm của Mỹ với cáo buộc họ sử dụng lao động cưỡng bức ở Tân Cương. Danh sách bao gồm các nhà cung cấp hiện tại hoặc trước đây cho các thương hiệu may mặc lớn trên thế giới gồm Ralph Lauren, Tommy Hilfiger và Hugo Boss. Một số công ty phản đối động thái trên của Washington, cho rằng họ không thấy bằng chứng về lao động cưỡng bức trong chuỗi cung ứng của ḿnh.
Bắc Kinh liên tục phủ nhận cáo buộc của Mỹ, khẳng định họ chỉ duy tŕ các cơ sở là trung tâm đào tạo nghề và đang phản ứng hợp pháp với mối đe dọa từ chủ nghĩa cực đoan tôn giáo.
Quan hệ Washington - Bắc Kinh đang ở mức thấp nhất trong nhiều năm, kể từ khi đại dịch Covid-19 khởi phát từ Trung Quốc và Mỹ là vùng dịch lớn nhất thế giới. Trump cho thấy lập trường ngày càng cứng rắn hơn với Trung Quốc khi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ cận kề.