09/07/20
Cuộc chiến tranh gián điệp để t́m thông tin về nghiên cứu vaccine ngừa virus corona đă tăng tốc khi Nga và Trung Quốc ra sức đánh cắp thành quả của Mỹ, cả ở các viện nghiên cứu và các công ty sinh học, báo New York Times tường thuật.
Nóng từng giờ
Các tin tặc-điệp viên của Trung Quốc có ư đồ ăn cắp dữ liệu về vaccine coronavirus và họ đă t́m chúng ở nơi mà họ tin là mục tiêu dễ nhất: thay v́ xâm nhập các công ty dược, họ nhắm tới Đại học North Carolina và các trường có trung tâm nghiên cứu tiên tiến.
Cơ quan t́nh báo hàng đầu của Nga, SVR, th́ nhắm vào các mạng lưới nghiên cứu vaccine của Hoa Kỳ, Anh Quốc và Canada; nỗ lực gián điệp của họ bị phát giác lần đầu tiên bởi một cơ quan phản gián Anh Quốc giám sát mạng cáp quang quốc tế. Iran cũng tăng tốc đáng kể nỗ lực đánh cắp thông tin về nghiên cứu vaccine.
Gần như tất cả đối thủ của Hoa Kỳ đều cố gắng ăn cắp thành quả nghiên cứu khoa học về vaccine, buộc Washington phải gia tăng các biện pháp theo dơi hoạt động gián điệp của các đối thủ và ra sức pḥng vệ, tập trung bảo vệ các trường đại học và các công tŕnh nghiên cứu chính. Cuộc đối đầu gợi nhớ cuộc đua về hàng không vũ trụ khi Hoa Kỳ và Liên xô (cũ) đều dựa vào thông tin t́nh báo để biết đối thủ sắp đạt được thành quả ǵ. Nhưng cuộc đua chiếm lĩnh quỹ đạo Trái đất và Mặt trăng thời Chiến tranh lạnh kéo dài nhiều năm, c̣n cuộc đua vaccine hiện nay nóng lên từng ngày, từng giờ.
Trong một cuộc hội thảo gần đây ở Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (CSIS), ông John C. Demers, thứ trưởng Bộ Tư pháp Hoa Kỳ, nói rằng: “Sẽ là chuyện lạ lùng nếu như họ không cố gắng đánh cắp thành quả nghiên cứu y sinh học quư giá nhất đang được thực hiện. Quư giá về phương diện tài chánh và vô giá từ quan điểm địa chính trị”.
Trung Quốc làm ǵ?
Kế hoạch của Trung Quốc hết sức phức tạp. Các điệp viên Trung Quốc bí mật sử dụng thông tin từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) để hướng dẫn hoạt động tin tặc của ḿnh, cả ở Hoa Kỳ và châu Âu – theo các quan chức và cựu quan chức quen thuộc với hoạt động t́nh báo. WHO thu thập thông tin về các loại vaccine đang được nghiên cứu, dù sau này những thông tin đó sẽ được công bố cho công chúng, nhưng điệp viên Trung Quốc có lợi ích lớn khi biết trước thông tin về những công tŕnh nghiên cứu vaccine mà WHO cho là có triển vọng tốt nhất.
Các cơ quan t́nh báo Hoa Kỳ đă biết tới nỗ lực bí mật của Trung Quốc từ hồi tháng Hai, khi coronavirus bắt đầu lan tới Mỹ; Cục T́nh báo trung ương CIA và các cơ quan khác đă theo dơi sát hành động của Trung Quốc bên trong các tổ chức quốc tế, đặc biệt WHO. Những phát hiện của ngành t́nh báo đă góp phần đưa Hoa Kỳ tới quyết định cứng rắn với WHO mà Nhà trắng công bố hồi tháng Năm. Vài tuần qua, Cục Điều tra liên bang (FBI) đă cảnh báo giới chức quản lư Đại học North Carolina (UNC) về nỗ lực của tin tặc Trung Quốc tấn công hệ thống máy tính của trung tâm nghiên cứu dịch tễ học của trường mà chưa xâm nhập được. Phát ngôn viên UNC, bà Leslie Minton, nói rằng nhà trường “thường xuyên nhận được cảnh báo từ các cơ quan an ninh Hoa Kỳ” và đă đầu tư “giám sát suốt 24 giờ mỗi ngày” “để pḥng thủ chống lại các mối đe dọa dai dẳng và tinh vi của các tổ chức do nhà nước hậu thuẫn”.
Ngoài Đại học North Carolina, tin tặc Trung Quốc c̣n nhắm tới nhiều đại học khác và có thể mạng máy tính của một số trường đă bị “bẻ găy”. Ông John C. Demers, thứ trưởng Bộ Tư pháp Hoa Kỳ, nói rằng Trung Quốc đă thực hiện “rất nhiều vụ xâm nhập” ngoài những vụ mà Bộ Tư pháp đă tiết lộ trong một cáo trạng hồi tháng Bảy, kết tội hai tin tặc làm việc cho tổ chức t́nh báo thuộc Bộ Công An Trung Quốc đang ḍ t́m thông tin về vaccine và hoạt động nghiên cứu của các công ty công nghệ sinh học Mỹ.
Ngoài việc tấn công tin học vào mạng máy tính, Trung Quốc c̣n dùng nhiều thủ đoạn khác. Một số quan chức chính phủ tin rằng, Trung Quốc đang lợi dụng mối quan hệ đối tác nghiên cứu giữa các đại học Mỹ với các đại học và giới nghiên cứu Trung Quốc. Một số nhà nghiên cứu, học giả Trung Quốc đang cộng tác với các viện nghiên cứu và trường đại học Mỹ gần đây bị phát giác là làm việc cho chính phủ và quân đội Trung Quốc. Có người cảnh báo điệp viên Trung Quốc đă được cài cắm ở Mỹ và nhiều nơi khác đang nỗ lực thu thập thông tin về các nhà nghiên cứu. Ngày 22-7-2020, Mỹ đă ra lệnh đóng cửa Lănh sự quán Trung Quốc tại Houston, một phần v́ điệp viên Trung Quốc sử dụng nơi này làm tiền đồn để đột nhập vào các cơ quan y tế trong thành phố, theo thông tin FBI.
T́nh báo Trung Quốc nhắm tới các đại học một phần v́ họ cho rằng hệ thống bảo vệ dữ liệu của đại học không vững chắc như các công ty dược phẩm. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu thường chia sẻ thông tin về các ứng viên vaccine, liệu pháp điều trị…, cho các đồng sự xem xét đánh giá (peer view); hoạt động t́nh báo do đó được tăng cường để t́m cách tiếp cận công thức, chiến lược bào chế vaccine và những thông tin hữu ích khác. Cho đến nay, quan chức Mỹ tin rằng điệp viên nước ngoài chỉ lấy được ít thông tin từ các công ty công nghệ sinh học mà họ nhắm tới như Gilead Sciences, Novavax và Moderna. Bộ Nội An và FBI đă phải cử các nhóm chuyên viên tới làm việc với các công ty công nghệ sinh học để củng cố hệ thống bảo vệ mạng máy tính.
Bàn tay mờ ám của Nga
Thủ đoạn của Nga, bị các cơ quan t́nh báo Anh, Mỹ và Canada phát giác và công bố hồi tháng Bảy, lúc đầu tập trung thu thập thông tin về công tŕnh nghiên cứu của Đại học Oxford và đối tác bào chế vaccine là công ty dược phẩm AstraZeneca. Nhóm tin tặc Nga bị bắt quả tang t́m thông tin vaccine thuộc tổ chức Cozy Bear – tập hợp những tin tặc làm việc cho cơ quan t́nh báo SRR. Cozy Bear cũng là lực lượng xâm nhập hệ thống máy chủ của đảng Dân Chủ Mỹ trong cuộc bầu cử năm 2016.
Chỉ mới có hai đội t́nh báo, một của Nga và một của Trung Quốc, được nhận diện công khai, nhưng nhiều đội tin tặc khác của hầu như tất cả cơ quan t́nh báo của hai nước này, đều cố gắng đánh cắp thông tin về vaccine. Ngày 11-8-2020, việc Chính phủ Nga thông báo phê chuẩn một loại vaccine đă lập tức khơi dậy nỗi hoài nghi rằng các nhà khoa học Nga đă dựa một phần vào thông tin nghiên cứu được ăn cắp từ các cơ quan t́nh báo.
Không chỉ là vấn đề đánh cắp thông tin nghiên cứu
Giới chức Hoa Kỳ lo ngại hoạt động tin tặc có thể gây hại cho các nỗ lực bào chế vaccine. Tin tặc trong lúc thu thập thông tin có thể vô t́nh hay cố ư phá hoại các hệ thống nghiên cứu. Ngoài việc ăn cắp thông tin nghiên cứu, cả Nga và Trung Quốc đều loan truyền tin giả về virus, nguồn gốc của nó và phản ứng của Hoa Kỳ. Các tổ chức t́nh báo Nga đặc biệt cố thúc đẩy một phong trào chống-vaccine ở Phương Tây. Nga có thành tích lâu dài về khuyến khích sự chia rẽ trong xă hội Mỹ. Các quan chức an ninh quốc gia nói họ tin rằng Nga sẽ phát tán thông tin giả về bất kỳ loại vaccine nào được chính phủ phương Tây phê chuẩn.
Bà Fiona Hill, cựu quan chức Hội đồng An ninh Quốc gia, từng nhận xét: “Trường hợp này cứ như bị giật lùi về thời Liên Xô. Nga và Trung Quốc đă thực hiện các chiến dịch tung tin đồn nhảm. Có cách nào gây bối rối và làm suy yếu nước Mỹ tốt hơn là cổ động cho một phong trào chống lại vaccine?”.
Hiếu Chân