Mỹ loại Sudan khỏi danh sách tài trợ khủng bố nếu trả 330 triệu USD. Đó là khoản thanh toán sẽ được chuyển đến các nạn nhân người Mỹ của al-Qaeda. Điều này đang gây phẫn nộ ở đất nước nghèo đói Sudan.
Đề xuất của Mỹ về việc loại Sudan khỏi danh sách các quốc gia tài trợ khủng bố để đổi lấy khoản bồi thường trị giá 330 triệu USD cho các nạn nhân người Mỹ của al-Qaeda đă gây phẫn nộ ở quốc gia Đông Phi này.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đến thăm Khartoum, thủ đô Sudan, hôm 25/8. Ông nhấn mạnh sự ủng hộ của Mỹ đối với chính quyền dân sự lên nắm quyền sau sự sụp đổ của Tổng thống Omar al-Bashir vào năm 2019. Ông Bashir đă lănh đạo Sudan hơn 30 năm và chứng kiến nước này trở thành quốc gia bị cô lập trên trường quốc tế.
Trong chuyến thăm, ông Pompeo, người thúc đẩy cải thiện mối quan hệ Sudan - Israel, đă thảo luận với Thủ tướng Sudan Abdalla Hamdok về việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt.
Mỹ đă từng bước khôi phục quan hệ với Sudan trong những năm gần đây nhưng nhấn mạnh vẫn c̣n các khiếu kiện pháp lư cần giải quyết trước khi đưa nước này ra khỏi danh sách bảo trợ khủng bố. Danh sách c̣n bao gồm Triều Tiên, Iran và Syria.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo (bên trái) và Chủ tịch Hội đồng Tối cao Sudan Abdel Fattah el-Burhan ở Khartoum. Ảnh: AP.
Sudan có tên trong danh sách này từ năm 1993. V́ vậy, nước này phải đối mặt với một loạt các lệnh cấm vận như không được viện trợ tài chính từ các tổ chức quốc tế đa phương.
Vụ đánh bom vào các đại sứ quán ở Tanzania và Kenya năm 1998 được cho là do al-Qaeda thực hiện theo sự chỉ đạo của Osama bin Laden từ Afghanistan. Các vụ đánh bom khiến hơn 224 người chết và 4.000 người bị thương.
Các ṭa án ở Mỹ đă kết luận rằng Sudan cung cấp sự hỗ trợ thiết yếu cho al-Qaeda khi bin Laden "đóng đô" ở nước này từ năm 1991 đến năm 1996.
Tuy nhiên, các bộ trưởng, lănh đạo phe đối lập và người dân Sudan đă bày tỏ sự thất vọng về khoản thanh toán hàng triệu USD cho Mỹ. Nhiều người phàn nàn rằng điều này không công bằng khi chính phủ mới của Sudan phải gánh chịu sai lầm của một nhà độc tài trước đây.
Nhà hoạt động Mohamed Babiker, 32 tuổi, cáo buộc Mỹ làm trầm trọng hơn các vấn đề của Sudan. “Chúng tôi phản đối chế độ và lật đổ nó. Bây giờ chúng tôi phải trả giá cho những ǵ họ đă làm sai”.
Shamael el-Noor, người tham gia vào các cuộc biểu t́nh lớn dẫn đến việc lật đổ cựu tổng thống Bashir, nói rằng Mỹ nên ngay lập tức xóa tên Sudan khỏi danh sách các quốc gia tài trợ khủng bố khi ông Bashir không c̣n cầm quyền nữa.
Một số người khác tranh luận về cơ sở cho yêu cầu bồi thường, họ cho rằng Sudan đă t́m cách hợp tác với Mỹ bằng cách trục xuất bin Laden và các cuộc tấn công xảy ra hai năm sau khi bin Laden đă rời khỏi nước họ.
Hassan Abdulrahman, Bộ trưởng Quốc pḥng Sudan vào thời điểm bin Laden ở nước này, cho biết Washington đă từ chối đề nghị giao thủ lĩnh cực đoan cho họ.
“Các chính khách đề nghị rằng chúng tôi trao hắn ta cho người Mỹ nhưng Mỹ đă từ chối điều đó”, ông Abdulrahman nói.
VietBF@ sưu tầm.