Năm 2017, vợ chồng ông Tom Soulsby, 69 tuổi, là một trong khách hàng đầu tiên chi 25.000 USD để thuê một boong ke của Vivos xPoint trong 99 năm.
Boong ke của Tom Soulsby thuê h́nh ê líp, rộng hơn 200 m2, từng được dùng kho vũ khí và đạn dược trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, nằm trong khu phức hợp Vivos xPoint, gần thị trấn Edgemont, Nam Dakota. Khu Vivos xPoint rộng gần 50 km2 với tổng cộng 575 căn boong ke tư nhân và có sức chứa lên tới 5.000 người.
Ngoài 25.000 USD ban đầu, mỗi năm thuê, Soulsby phải trả thêm 1.000 USD.
Ở Vivos xPoint, mỗi boong ke đều được trang bị cửa thép, hệ thống dây điện riêng, máy phát điện, máy bơm và tường có thể chịu được các vụ nổ có sức công phá 500.000 pound. Mọi thứ khác, bao gồm thực phẩm và dịch vụ giải trí, do người ở tự lo.
Chia sẻ với chuyên gia địa lư văn hóa Bradley Garrett, Soulsby cho biết ông không định chuyển hẳn vào ở trong boong ke. "Đó chỉ là bảo hiểm. Tôi sẽ sửa sang boong ke và truyền lại cho các thế hệ sau trong gia đ́nh", Soulsby nói. "Hy vọng sẽ không có ai phải dùng tới nó".
Khi đặt bút kư hợp đồng, Soulsby là một trong số ít người thuê hoặc sở hữu boong ke. Nhưng đến năm 2020, những căn hầm trú ẩn kiểu này trở thành loại h́nh bất động sản được săn lùng ráo riết.
Theo Robert Vicino, giám đốc điều hàng tập đoàn Vivos sở hữu khu phức hợp này, giá thuê mỗi căn boong ke đă lên tới 35.000 USD và doanh số tăng gấp 600%. Hiện c̣n khoảng 500 căn boong ke chưa có chủ song Vicino dự đoán sẽ sớm hết bởi mỗi ngày họ lại kư hợp đồng được một căn.
Bên trong một căn boong ke ở Vivos xPoint. Ảnh: Bradley L. Garrett.
Cuối thập niên 1950 và đầu thập niên 1960, Chiến tranh Lạnh và nỗi lo về chiến tranh hạt nhân đă khiến hơn 200.000 người Mỹ đầu tư vào các hầm trú ẩn. Tuy nhiên, trào lưu này nhanh chóng qua đi.
Năm 2020, trong bối cảnh đại dịch Covid-19, nhu cầu boong ke một lần nữa lại xuất hiện. Các công ty cho thuê và bán boong ke cũng mọc lên khắp nước Mỹ, như Hardened Structures ở Virginia, Northeast Bunkers ở Maine, đến Atlas Survival Shelters ở Texas.
Khác với trước, khách hàng t́m đến các công ty này không chỉ lo lắng về chiến tranh hạt nhân mà bất an về nhiều mối đe dọa khác nhau. Khảo sát của công ty phân tích dữ liệu và nghiên cứu thị trường YouGov hồi tháng 2 chỉ ra gần 1/5 người Mỹ tin rằng đại dịch toàn cầu hoặc biến đổi khí hậu sẽ dẫn đến ngày tận thế. Chỉ 17% tin rằng nhân loại sẽ bị hủy diệt bởi chiến tranh hạt nhân.
"Con người giờ đây nhận ra sự tồn tại của ḿnh mong manh như thế nào. Giờ đây, xă hội không c̣n nghĩ chúng tôi hoang tưởng", Larry Hall, 63 tuổi, nói. Ông sở hữu một hầm chứa tên lửa hạt nhân thời Chiến tranh Lạnh ở trung tâm Kansas và đă biến nó thành một ṭa nhà "chọc trời ngược" 15 tầng, đặt tên là Chung cư Sinh tồn. Hall tiết lộ năm nay, số khách hỏi mua căn hộ trong Chung cư Sinh tồn đă tăng gấp bốn, chủ yếu do Covid-19.
Garrett cho rằng truyền thông, đặc biệt là mạng xă hội, đă khiến cộng đồng quan tâm hơn đến boong ke. Ông phân tích: "Ngày trước, chúng ta chỉ nghe về thảm họa sau khi nó đă xảy ra một thời gian, hoặc thậm chí không hay biết ǵ. Ngày nay, chúng ta liên tục được cập nhật thông tin chi tiết về các vụ việc dù lớn hay nhỏ trên khắp thế giới. Điều đó khiến loài người cảm giác rằng mọi thứ đang sụp đổ".
Điều đó lại có lợi cho các nhà kinh doanh. Theo Dante Vicino, giám đốc điều hành Vivos, các khách hàng giờ đây không c̣n để ư đến lời bàn tán của người xung quanh mà muốn sở hữu nơi trú ẩn khi c̣n có thể.
Đối với Larry Hall, thách thức lớn nhất khi xây dựng Chung cư Sinh tồn không phải đảm bảo các bức tường bê tông đủ dày (gần 3 mét) hay bể dự trữ nước phải chứa được ít nhất 75.000 gallon mà là làm sao để nơi này "b́nh thường nhất có thể".
"Chẳng ai muốn được nhắc nhở mọi lúc mọi nơi rằng ḿnh đang sống trong một chiếc tàu ngầm", ông lư giải.
Hall làm việc với các nhà tâm lư học để tạo ra cảm giác "b́nh thường", sao cho cuộc sống dưới ḷng đất không khác biệt so với cuộc sống trước đây của các cư dân. Ông xây dựng khu vực phân phối thực phẩm hoạt động giống như cửa hàng tạp hóa trên mặt đất. Các căn hộ trong Chung cư Sinh tồn của Hall cũng được trang bị các "cửa sổ" làm từ màn h́nh LED, có thể hiển thị bất cứ quang cảnh nào người ở thích, ví dụ một dăy núi phủ tuyết.
Một phụ nữ sở hữu căn penthouse hai tầng dưới ḷng đất th́ quay cảnh công viên Central Park từ căn hộ ở Manhattan của ḿnh suốt bốn mùa, cả ngày lẫn đêm và thu cả âm thanh náo nhiệt của cuộc sống đô thị. Với máy chiếu trị giá 75.000 USD, cô vẫn có thể "nh́n ra" khung cảnh quen thuộc ngay cả khi chuyển xuống sống ở nơi trú ẩn.
Các căn hộ ở Chung cư Sinh tồn có giá từ 1,5 đến 4,5 triệu USD, được trang bị nội thất sang trọng như ḷ sưởi đá chạy bằng điện và bếp ốp đá cẩm thạch. Cư dân cũng có pḥng gym, pḥng xông hơi, lớp học cho trẻ con và rạp chiếu phim với ghế bọc da.
Tính đến nay, Chung cư Sinh tồn đă bán được 12 căn hộ cho 57 khách. Danh tính người mua được bảo mật song Hall tiết lộ họ thuộc giới siêu giàu.
Khách hàng ở Vivos lại chủ yếu là tầng lớp trung lưu. "Vivos không chỉ dành cho các tỷ phú", Vicino tuyên bố.
Những khách mua hoặc thuê boong ke tự nhận ḿnh là người thực tế nhưng vẫn đầy hy vọng. "Nếu không tin vào tương lai th́ chẳng có lư do ǵ để chuẩn bị như thế", Garrett nhận định.
Một điểm chung khác của những người mua hoặc thuê boong ke là không đánh giá cao chính phủ nhưng vẫn đặt niềm tin ở đồng bào. Soulsby nghĩ rằng thảm họa "sẽ khơi dậy những điều tốt đẹp trong con người", thậm chí "giúp chúng ta t́m lại t́nh đoàn kết đă mất".
"Việc chuẩn bị sẵn sàng giúp tôi có thể giúp đỡ người khác. Giống như khi đi máy bay, tiếp viên bảo bạn phải đeo mặt nạ dưỡng khí cho bản thân trước", Soulsby nói. "Nếu chết, bạn c̣n giúp ai được nữa".
VietBF @ Sưu tầm