Một đội cứu hộ từ Nga cho biết, họ đă kết thúc việc t́m kiếm những người có thể c̣n sống sót sau vụ nổ ngày 4.8. Các quan chức Liban cũng cho rằng, không c̣n ai sống sót dưới đống đổ nát, RT đưa tin hôm 9.8.
Nổ lớn tạo thành hố sâu ở cảng Beirut (ảnh: AP)
Số người thiệt mạng sau vụ nổ ở cảng Beirut đă tăng từ 158 đến 220 người chỉ sau một ngày, theo Bộ Y tế Liban. Số người bị thương do vụ nổ là hơn 6.000.
“Đại diện từ Bộ Quốc pḥng Liban đă chính thức tuyên bố, họ không c̣n hi vọng t́m thấy bất kỳ ai c̣n sống sót dưới đống đổ nát”, phát ngôn viên Bộ Quản lư t́nh trạng khẩn cấp Nga thông báo.
Hơn 110 người khác vẫn c̣n mất tích sau vụ nổ, theo RT.
Cộng đồng quốc tế đă cam kết sẽ gửi hàng triệu USD cho Liban để hỗ trợ khắc phục thảm họa. Tuy nhiên, lo ngại về nạn tham nhũng là vấn đề khiến một số nước dè chừng, theo hăng tin AP.
Một hội nghị kêu gọi hỗ trợ cho Liban đă được tổ chức bởi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Trước đó, khi ông Macron tới hiện trường xảy ra vụ nổ ở Beirut, nhiều người dân đă nói với Tổng thống Pháp rằng đừng nên để tiền hỗ trợ rơi vào tay các quan chức tham nhũng.
“Những người đi cùng ông là đám quan chức tham nhũng. Đừng đưa tiền cho họ nhé”, một người Liban “dặn ḍ” Tổng thống Pháp.
“Không. Chúng tôi sẽ không đưa tiền cho họ. Chúng tôi muốn giúp đỡ các bạn”, ông Macron đáp lại.
Cảng Beirut, trung tâm của vụ nổ hôm 4.8 được cho là nguồn thu tài chính béo bở của Liban, nơi các phe phái chính trị tranh giành quản lư để trục lợi, theo AP.
Cả Pháp và Đức đều đưa ra yêu cầu minh bạch khi cung cấp tiền hỗ trợ cho Liban. Ông Macron cũng cam kết với người dân Liban rằng, “tiền sẽ không rơi vào tay những kẻ tham nhũng”.
Mỹ, Anh, Canada, Úc cùng một số quốc gia khác cho biết, họ sẽ chuyển hỗ trợ đến những tổ chức đáng tin cậy như Hội Chữ thập đỏ hoặc các cơ quan của Liên Hợp Quốc để hỗ trợ Liban, không thông quan chính quyền sở tại.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tới thăm Beirut (ảnh: AP)
“Tiền của chúng tôi hoàn toàn không thông qua chính phủ Liban. Viện trợ sẽ dành cho người dân nước này”, đại diện Mỹ cho biết.
“Xây dựng cơ sở hạ tầng ở Liban có liên quan trực tiếp đến tỷ lệ tham nhũng. Liban cần thêm USD nhưng tôi không c̣n nhiều niềm tin cho chính quyền”, Neemat Frem – một doanh nhân nổi tiếng ở Liban – nhận xét.
Với dân số hơn 6 triệu người, trong đó có gần 2 triệu dân tị nạn đến từ Syria và Palestine, Liban ôm khoản nợ công lên tới hơn 100 tỷ USD. Hồi tháng 3, nước này tuyên bố vỡ nợ.
Theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI), 37% người ở Liban cho biết họ từng phải đưa hối lộ cho các quan chức.
Julien Courson – chuyên gia từ IT – cho rằng, Liban mất 2 tỷ USD v́ nạn tham nhũng mỗi năm. Các tổ chức phi lợi nhuận ở Liban đang thành lập liên minh giám sát chi tiêu tiền viện trợ, cảnh báo quốc tế tránh “sa bẫy” tham nhũng.
“Cho tới nay, chúng tôi vẫn chưa thấy bất kỳ thay đổi nào cho t́nh trạng tham nhũng. Tôi cho rằng Liban nên t́m ra giải pháp phù hợp trước khi quá muộn”, ông Julien Courson nói.
VietBF@sưu tập