Vào thời điểm quan hệ Mỹ - Trung đang căng thẳng, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đă bắt đầu khởi động không khí chiến tranh căng thẳng ở trong nước. Theo phân tích của chuyên gia, tranh chấp nhỏ tại Biển Đông giữa 2 nước có thể kích phát lên thành chiến tranh; Mỹ thực sự muốn đánh, nhưng đánh giá t́nh h́nh hiện tại, hai bên vẫn đang trong giai đoạn thể hiện sức mạnh quân sự và răn đe bằng lời nói. Tuy nhiên, Mỹ nh́n thấu rơ bản chất của ĐCSTQ và e rằng hai bên cuối cùng khó tránh khỏi chiến tranh. Và một khi cuộc chiến xảy đến, ĐCSTQ sẽ kết thúc.
● Hoa Kỳ thực sự muốn chiến đấu
Gần đây, Hoa Kỳ và Trung Quốc đă ‘giương cung rút kiếm’ với nhau. Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đă phát biểu "Tuyên bố Chiến tranh Lạnh mới", kêu gọi toàn cầu bao vây ngăn chặn ĐCSTQ. Hai nước đă đóng cửa lănh sự của nhau, mẫu chiến hạm của Mỹ tuần hành tại Biển Đông, các máy bay quân sự của Hoa Kỳ thường xuyên tiếp cận Trung Quốc. Trong khi đó, ĐCSTQ đă phát động các cuộc tập trận bắn đạn thật trên Bán đảo Lôi Châu và công khai tuyên truyền các hoạt động pḥng không chuẩn bị chiến tranh ở trong nước. Điều này tạo ra bầu không khí chiến tranh căng thẳng và xu hướng ‘chạm cái là nổ ra chiến sự’.
Liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có thực sự tham chiến hay không đang trở thành một chủ đề nóng được bàn luận. Vài ngày trước, trong một cuộc phỏng vấn độc quyền của báo Epoch Times, nhà kinh tế học tổng hợp, ông Ngô Gia Long (Wu Jialong) đă nói: "Tư thế mà Hoa Kỳ đưa ra, là trạng thái chuẩn bị cho chiến tranh, là thực sự muốn đánh".
Ông dự đoán rằng Mỹ - Trung có thể nổ xung đột ra ở Biển Đông vào tháng 8. Ông nói rằng Hoa Kỳ đă phái hai nhóm tàu sân bay tác chiến chuẩn bị chiến tranh ở Biển Đông. Anh, Nhật Bản và Úc cũng đă tham gia ngay sau đó, Ấn Độ dự kiến cũng sẽ hỗ trợ Hoa Kỳ. Trong tương lai, t́nh h́nh sẽ diễn biến thành lực lượng liên minh để bao vây và tiêu diệt ĐCSTQ ở Biển Đông.
Ông Ngô Gia Long cho rằng, Hoa Kỳ tăng cường sức mạnh quân sự cho tàu thuyền di chuyển tự do ở Biển Đông, ngoài việc xem xét các đồng minh như Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan, c̣n có những cân nhắc chiến lược sâu sắc hơn. Đó là an ninh quốc gia của Hoa Kỳ và mối đe dọa hạt nhân của ĐCSTQ.
Ông cho biết rằng một trong những căn cứ tàu ngầm hiện tại của ĐCSTQ đang có một cái ở Thanh Đảo, và một cái ở cảng Du Lâm tại bờ đông của đảo Hải Nam, bên cạnh Cảng quân sự vịnh Á Long. Nó đă được ĐCSTQ xây dựng thành căn cứ tàu ngầm hạt nhân, đỗ trú được 20 tàu ngầm và có thể mở rộng thành tàu sân bay trong tương lai.
Ông Ngô phân tích rằng căn cứ tàu ngầm hạt nhân Thanh Đảo ra khỏi biển Đông Hải sẽ dễ bị Mỹ và Nhật Bản phát hiện do nước biển nông, nên nó không đáng sợ. Trong khi căn cứ tàu ngầm hạt nhân ở Vịnh Á Long sau khi ra biển, nó có thể nhanh chóng đi sâu vào Biển Đông, khó trinh sát được nó, v́ thế nó sẽ dễ dàng tiến hành các cuộc tấn công lén trên biển. Nó cũng có thể đi về phía đông qua Kênh Bashi, vào Tây Thái B́nh Dương và đến chuỗi đảo thứ hai ở Thái B́nh Dương.
Nếu ĐCSTQ phóng tên lửa tầm xa có đầu đạn hạt nhân từ vùng nước sâu, nó sẽ gây ra mối đe dọa cho Hoa Kỳ. Ông Ngô nói rằng, trên cơ điểm này, Hoa Kỳ phải xử lư căn cứ tàu ngầm hạt nhân trên đảo Hải Nam, đây là một cân nhắc chiến lược.
● Cuộc tập trận quân sự của ĐCSTQ để cho người Trung Quốc xem
Chuyên gia chiến lược quân sự Đài Loan, ông Dương Sĩ Nhạc (Yang Shile) có quan điểm khác về cuộc chiến Mỹ - Trung. Ông cho rằng ít có khả năng xảy ra xung đột quân sự giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc ở Biển Đông và Eo biển Đài Loan. Mặc dù cả hai bên đang tiến hành tập trận và đưa ra tuyên bố ở Biển Đông, nhưng vẫn chỉ dừng ở mức biểu diễn và thể hiện.
Trong một cuộc phỏng vấn với giới truyền thông vài ngày trước, ông Dương Sĩ Nhạc đă nói rằng các cuộc chuẩn bị tập trận quân sự hiện tại của ĐCSTQ thực sự là để cho người dân Trung Quốc xem. Điều này là do áp lực từ các vấn đề nội bộ, ĐCSTQ thực sự phải tỏ thái độ cho người dân thấy.
Ông phân tích rằng Hoa Kỳ và Trung Quốc đều là hai quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân, phát sinh xung đột quân sự trên quy mô lớn sẽ gây tổn thất ‘cái được chẳng bơ cho cái mất’ đối với hai bên. Do đó, họ sẽ vô cùng kiềm chế. Tuy nhiên, các vụ va chạm máy bay quân sự hoặc tàu quá gần là thực sự có thể xảy ra.
Ông nói rằng những người ra quyết định không trực tiếp kiểm soát những xích mích có xác suất nhỏ này. Chúng có thể là vấn đề từ các sĩ quan và binh sĩ ở tiền tuyến. Việc cấp trên trực tiếp chỉ dẫn và cố t́nh tạo ra xung đột để làm lư do cho chiến tranh là không có khả năng.
Về việc liệu ĐCSTQ có sử dụng vũ lực chống lại Đài Loan hay không, ông cho rằng khả năng này cũng rất thấp. Bởi v́ việc sử dụng vũ lực chống lại Đài Loan đ̣i hỏi lượng lớn các hoạt động chuẩn bị trước, tập kết và điều động rất đông binh lính, công cụ vận chuyển và đạn dược. Những dấu hiệu này đến nay vẫn chưa thấy.
Ông Dương mô tả nó là "chó cắn người sẽ không sủa". Nếu Hoa Kỳ và Trung Quốc thực sự sẵn sàng tham chiến, nhất định sẽ bất ngờ phát động tấn công khiến đối thủ trở tay không kịp. Hiện giờ hai bên chỉ mới dọa nạt bằng lời nói, điều đó có nghĩa là họ chưa sẵn sàng. Miễn là chưa giẫm lên lằn ranh đỏ, hai bên đều sẽ không không đem mâu thuẫn thăng cấp thành xung đột quân sự.
● Một khi khai chiến, ĐCSTQ sẽ kết thúc!
Cựu Trung tá Bộ Tư lệnh Hải quân ĐCSTQ, ông Diêu Thành (Yao Cheng) cho rằng Hoa Kỳ đă thấy rơ bộ mặt thật của ĐCSTQ và ĐCSTQ không có dấu hiệu cho thấy muốn cải biến. Cuối cùng, một cuộc chiến tranh nóng giữa hai bên có thể là điều không thể tránh khỏi.
Ông Diêu Thành phân tích rằng sức mạnh quân sự của ĐCSTQ so với quân đội Hoa Kỳ kém hơn nhiều. Nếu hai bên đối đầu nhau ở Biển Đông, sẽ là trận đánh của hải quân và không quân. "Ước tính trong chưa đầy một ngày, F35 (máy bay chiến đấu) của Hoa Kỳ có thể tiêu diệt hải quân và không quân Trung Quốc".
Ông cũng tiết lộ với báo Epoch Times rằng nếu chiến tranh nổ ra, quân đội của ĐCSTQ sẽ không nhất định sẽ hợp tác với điều hành từ chính quyền trung ương, bởi hiện tại có rất nhiều binh sĩ không muốn chết cùng với ĐCSTQ. Ông cho rằng, một khi khai chiến, quân đội có thể sẽ có biến lớn, thời điểm ĐCSTQ sụp đổ đă không c̣n xa nữa!